• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

I. Đọc –Hiểu (3 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : HOA THƠM VEN ĐƯỜNG Từ năm 20 tuổi, một chàng trai bắt đầu làm công việc đưa thư. Mỗi ngày, anh chạy đi chạy lại 50 km, gửi đến cho từng gia đình trong khu phố bao tin buồn vui. Cứ thế 20 năm trôi qua, con người, sự vật cũng trải qua mấy lần thay đổi. Duy chỉ có con đường anh qua lại hàng ngày là không hề có một nhành cây, cọng cỏ mà chỉ toàn là cát bụi mịt mù. Vì thế, có đôi lần anh khó chịu nghĩ: “Hừm, ngày nào cũng phải qua lại con đường buồn tẻ này!”. Một hôm, sau khi làm xong công việc của mình, anh vô tình đi ngang qua một tiệm bán hoa. Nhìn thấy những bông hoa khoe sắc tươi vui qua khung cửa kính, anh chợt bừng tỉnh: “Đúng rồi, chính là đây!”. Thế là anh chạy ngay vào tiệm đó, mua hạt giống hoa dại, và ngay ngày hôm sau đem rải khắp ven đường. Cứ như thế, một ngày trôi qua, hai ngày, một tháng, rồi hai tháng… anh kiên trì vun đắp cho “vườn hoa” của mình. Giờ đây, con đường buồn tẻ ngày nào giờ đã không còn mà thay vào đó là sắc hoa rực rỡ bốn mùa. Cuộc sống như thoi đưa, dòng sông thời gian trôi chảy bất tận đôi khi khiến ta thấy thật buồn chán. Vậy thay vì chờ đợi một điểm sáng xuất hiện, sao ta không tự tô điểm thêm để cuộc đời mình rực rỡ và nhiều hương hoa? Câu 1(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản . Câu 2(0,5 điểm). Hai câu “Một hôm, sau khi làm xong công việc của mình anh vô tình đi ngang qua một tiệm bán hoa. Nhìn thấy những bông hoa khoe sắc tươi vui qua khung cửa kính, anh chợt bừng tỉnh: “Đúng rồi, chính là đây!”. được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? Câu 3(1 điểm) : Em hiểu “vườn hoa” mà nhân vật “anh” vun đắp ấy có ý nghĩa gì ? Câu 4(1 điểm).Thông điệp tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta qua câu chuyện trên ?

1 đáp án
10 lượt xem

Phần I, 3 điểm: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.” ( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. 2.Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới? PHẦN II, 7 điểm Cho câu thơ : “Quê hương anh nước mặn đồng chua” 1.Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. 2.Đoạn thơ vừa chép được trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó. 3.Trong câu thơ thứ ba của đoạn thơ vừa chép có thể thay từ “đôi” bằng từ “hai” được không? Vì sao? 4.Câu thơ cuối cùng của đoạn thơ xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? 5.Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu hãy làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội của những người lính được thể hiện qua đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch chân và chú thích rõ).

2 đáp án
14 lượt xem

Đọc đoạn trích sau: Nhịp sống hiện đại ngày nay đã mang đến cho con người cuộc sống thật phong phú, đa dạng. Song song với đó, mỗi người đều có một quan điểm sống riêng. Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Và có lẽ sống đẹp là cách con người luôn hướng đến. Sống đẹp, trước phải sống đúng, đúng bổn phận, nghĩa vụ, pháp luật, đạo đức. Sau đó là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Đồng thời, sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, có tình người, là sự cho đi, cống hiến không so đo, toan tính. Nền văn minh nhân loại đã ghi nhận và vinh danh bao lớp người sống đẹp, miệt mài cùng những sáng tạo, nghiên cứu, nỗ lực cống hiến trí tuệ, đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới. Nhiều tổ chức, cá nhân đã coi việc thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn là lẽ sống. Bao anh hùng liệt sỹ đã dâng hiến tuổi trẻ, sinh mệnh cho chính nghĩa, cho Tổ quốc là biểu trưng của sống đẹp. Trong phạm vi hẹp, sống đẹp là sự yêu thương, hiếu kính ông bà, cha mẹ, thầy cô…; sự quan tâm, đùm bọc, sẻ chia với những người xung quanh và cả sự nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến cho quê hương, đất nước của thế hệ trẻ… Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là sống đẹp? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong câu trích: biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã. Câu 4. Quan điểm: Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người trong đoạn trích có ý nghĩa gì với em?

2 đáp án
13 lượt xem

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì ... Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu) Câu 1.(0,5 điểm)Xác định PTBĐ chính của văn bản? Câu 2(0,5 điểm). Xác định khởi ngữ trong câu : Về môn Hóa ,ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Câu 3(1 điểm).Theo tác giả bài viết thì : Vì sao ta không nên sợ thất bại? Câu 4.(1 điểm) Em hiểu gì về câu nói : Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình

2 đáp án
8 lượt xem

Hiện tại,hành tinh xanh-ngôi nhà chung của nhân loại-đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người.Thiên nhiên đang bị tàn phá.Theo đ,màu xanh trải rộng của rừng bị co hẹp lại,nhường chỗ cho sự xâm lấn của màu xám hoang mạc nhức nhối.Nhiều loài thú bị giết vô tội vạ giờ đã hoặc gần như tuyệt chủng.Đại dương bị khai thác quá mức khiến cá tôm không kịp sinh sôi nảy nở và rác thải nhựa tràn ngập giết dần giết mòn bao nhiêu sinh vật biển...Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững,Trái Đât đang nóng dần lên,băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy,khiến nước biển dâng ca,nhấn chìm nhiều thành phố,làng mạ,nhiều cánh đồng màu mỡ.Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ,đất đai,nước,không khí bị ô nhiễm nặng nề,đe dọa sự sống của muôn loài. Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Đó là câu hỏi nhức nhối,khiến nhân loại không thể làm ngơ.Sự sống trên hành tinh xanh,trong đó có con người đang đứng trước những thách thức to lớn. (Hồ Thanh Trang,Trái Đât-cái nôi của sự sống,báo điện tử Đất Việt,tháng 9-2020) a,Điều gì khiến Trái Đất -cái nôi của sự sống đang "từng ngày từng giờ bị tổn thương"

2 đáp án
48 lượt xem

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu trường cũ cho tôi một khung trời bình yên với màu xanh hiền hòa thì giờ đây, màu vàng rực rỡ của ngôi trường mới vây lấy tôi. Màu vàng bao phủ những bức tường, bao phủ những dãy hành lang và nền gạch. Nhưng có lẽ, tôi chỉ yêu nhất là màu vàng của những bông hoa bé tí đang bung nở rồi nhẹ nhàng điểm những sắc vàng tươi lên tán cây một góc sân trường. [...] Hoa bé tí ti, cánh hoa mỏng manh chỉ bằng đốt ngón tay. Hoa cũng biết pha màu, phối sắc lắm! Chúng nở rộ thành từng chùm trên ngọn, xen trong tán lá xanh ngăn ngắt, đứng từ xa trông như một thế giới cổ tích vàng rực mùa thu. Còn dưới đất hay trên băng đá, bồn cây, lấm tấm hoa vàng rơi rụng. Hoa yểu điệu đua nhau phủ lên đó sắc vàng tươi tắn, dịu dàng như tà áo voan mỏng tha thướt của nàng công chúa trong thế giới thần tiên.[...] Sau này tôi biết loài hoa đó là hoa muồng, hoa được trồng nhiều trên phố, nhưng tôi vẫn thích gọi nó với cái tên “Phượng vàng” hơn. (Trích Phượng vàng - Nguyễn Khánh Tuyết Vy- đăng trên tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 5.2016, tr.66.) a. Tìm một cặp từ trái nghĩa có trong đoạn trích? b. Chỉ ra các thành phần biệt lập ở đoạn trích? c. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Màu vàng bao phủ những bức tường, bao phủ những dãy hành lang và nền gạch. Nhưng có lẽ, tôi chỉ yêu nhất là màu vàng của những bông hoa bé tí đang bung nở rồi nhẹ nhàng điểm những sắc vàng tươi lên tán cây một góc sân trường. d. Hình ảnh so sánh nào của đoạn trích để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? (Trả lời ngắn gon, không viết thành đoạn văn)

2 đáp án
43 lượt xem

Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về “miền đất hứa” ở trời Âu. Vậy mà giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên:“Bố ơi, xin đừng chết!”. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi… biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm yên trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say giấc ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.” (Bài đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 45 - Nguyễn Thu Trang, lớp 9B, trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? b. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích. c. Chỉ ra phép liên kết trong những câu văn sau: “Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù?” d. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong những câu văn sau: “Tôi nằm yên trên bãi biển.Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say giấc ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.”

1 đáp án
13 lượt xem

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: (…) “ Đọc sách vốn có lợi ích cho riêng mình, đọc nhiều không thể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” (…) (Trích “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, 2015) Câu hỏi: Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là từ loại gì? Nó có nghĩa là gì? Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”. Câu 4: Em hãy nêu 03 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình”. Câu 5. Hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người”

2 đáp án
9 lượt xem

Phần I. ( 6.5điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.... ....Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản ấy trong nghành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đem đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1:(0.5 điểm)Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2:(1.5 điểm) Công việc cụ thể của nhân vật “cháu” là gì? Nhân vật ấy phải làm việc trong điều kiện như thếnào? Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? Câu 3:(1 điểm)Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?

1 đáp án
9 lượt xem