Phần I, 3 điểm: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.” ( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. 2.Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới? PHẦN II, 7 điểm Cho câu thơ : “Quê hương anh nước mặn đồng chua” 1.Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. 2.Đoạn thơ vừa chép được trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó. 3.Trong câu thơ thứ ba của đoạn thơ vừa chép có thể thay từ “đôi” bằng từ “hai” được không? Vì sao? 4.Câu thơ cuối cùng của đoạn thơ xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? 5.Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu hãy làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội của những người lính được thể hiện qua đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch chân và chú thích rõ).

2 câu trả lời

Phần I :

1. `-` Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí

`-` Tác giả là Ngô Gia Văn Phái 

`-` Nhan đề : Hoàng Lê Nhất Thống Chí "

`+` Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

`+` Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi sức mạnh của nhà Lê , nhưng lại vạch rõ sự thối nát  của triều đình nhà Lê , và ca ngợi người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ  .

2. Đoạn trích là lời của nhân vật Quang Trung nói với hai tướng Sở và Lân

 Lời nói trong hoàn cảnh là Khi vua Quang Trung đến núi Tam Điệp và Sở , Lân đem gươm ra chịu  tội

Lời nói ấy giúp em hiểu thêm về phẩm chất của nhân vật : Là là một vị vua biết nhìn người , biết suy nghĩ chỉnh chu , thấu đáo , có tấm lòng độ lượng với tướng sĩ .

PHẦN II

1, Chép thơ 

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí ! 

2, Đoạn thơ vừa chép được trích từ bài thơ Đồng chí 

Hoàn cảnh ra đời :

+ Bài thơ sáng tác năm 1948 , thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, khi tác giả là chính trị viên Đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 194

+ Được in trong tập thơ “ Đầu súng trăng treo ” (1966)

3. Không vì '' đôi '' là hai nhưng đồng thời còn bao hàm nghĩa của sự gắn kết chứ không đơn giản chỉ là từ mang ý nghĩa chỉ số lượng . 

`⇒` Từ " đôi chỉ sự gắn bó , tri kỉ của tình đồng chí , họ xuất phát chung từ Tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó , cùng chung giai cấp , cùng chung nhiệm vụ là bảo vệ tổ quốc .

4. Câu thơ cuối cùng của đoạn thơ xét về mục đích nói thuộc kiểu câu đặc biệt

`⇒` Vì nó không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ vị là một danh từ

Phần 2.

1.

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

2.

- Đoạn thơ vừa chép trích từ bài thơ "Đồng chí"

- Hoàn cảnh ra đời: 

+ Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

+ Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ có thể đã như một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.

3.

→ Từ "đôi" và "hai"đều là số đếm nưng cách sử dụng và sắc thái biểu cảm của 2 từ khác nhau.Từ"hai"là số từ cụ thể nhưng tách rời còn từ "đôi"là danh từ loại thể chỉ sự gắn bó mật thiết.Ngay trong xa lạ,những người lính đã có sự gắn bó thân quen,vì cùng chung giai cấp,cảnh ngộ,chung mục đích nhiệm vụ,chung niềm tâm sự.

4.

→ Đây là câu cảm thán 

⇒ Tác dụng :

ngắn gọn 

Cùng xuất thân từ giai cấp đồng khổ.

chỉ sự thân mật gần gụi

bộc lộ cảm sức

thể hiện sự nghiêm trang = từ đồng chí

5.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước