• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
5 lượt xem

1. ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1: KHỔ 1 Mở đầu bài thơ, tác giả Viễn Phương với giọng tâm tình: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” Câu 1: Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, hoàn cảnh đó có liên quan gì tới nhà thơ. Câu 3: Em hãy trình bày ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ. Từ những hiểu biết của em về bài thơ, hãy giải thích tác dụng của từ “thăm” trong câu thơ. Câu 4. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Câu 5. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ) Câu 6. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó. Câu 7: Hãy tìm tên tác phẩm và tác giả cũng có nhà thơ mượn hình ảnh cây tre để nói tới tình yêu thương, sự đoàn kết gắn bó của người Việt Nam. Câu 8: Cho câu chủ đề sau: “Khổ thơ đầu tiên của bài “Viếng lăng Bác” diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu theo phương thức tổng - phân - hợp để làm sáng tỏ ý kiến đó. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú CÁC BẠN LM ĐƯỢC CÂU NÀO THÌ GIÚP MÌNH VỚI NHÉ CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU

1 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem

Mng giúp mình với nha ^^ PHIẾU SỐ 8 Đọc đoạn trích sau: “- Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: - À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.” a, Nêu nội dung của đoạn trích? b, Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ở đây có gì đặc biệt? c, Nêu cảm nhận của em vè những giọt nước mắt của ông Hai? d, Câu nói của ông Hai: Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc cố tình vi phạm phương châm ấy có ý nghĩa gì? e, Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? g, Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”?

1 đáp án
5 lượt xem

BÀI LUYỆN TẬP LẶNG LẼ SA PA Đọc đoạn trích trong truyện ngắn "“Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long và trả lời câu hỏi: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: – Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2016) 1. " “Nghề này" mà nhân vật xưng “cháu" nhắc đến trong lời tâm sự của mình là nghề gì? Vì sao nhân vật " “cháu" lại cho rằng đó là công việc “gian khổ”" nhưng cất nó đi lại "“buồn đến chết mất"? 2. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” vì sao tác giả lại không đặt tên riêng cho nhân vật mà chỉ gọi họ là “anh thanh niên”, “cô kĩ sư” “ông họa sĩ” “bác lái xe”...? 3. Xét về mục đích nói, câu: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" thuộc kiểu câu gì? Qua lời tâm sự đó, em thấy nhân vật có phẩm chất gì? 4. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa" là tình yêu nghề, say mê với công việc. Dựa vào văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một câu nghi vấn, một câu rút gọn ( gạch chân và chỉ rõ). 5. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” viết về vẻ đẹp của những người lao động mới. Hãy kể tên một văn bản khác cũng viết về người lao động trong chương trình Ngữ văn 9 và cho biết tên tác giả.

1 đáp án
2 lượt xem
1 đáp án
2 lượt xem

“Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập Một, NXB Giáo Dục, trang 164) Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: (1.5 điểm) Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai được biểu hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích? Câu 3: (1.5 điểm) Xác định ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích? Câu 4: (0.5 điểm) Trong hai câu sau, lời thoại của ông Hai liên quan đến phương châm hội thoại nào? “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào…

1 đáp án
6 lượt xem