• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
5 lượt xem

M.n giúp mk vs ạ ko chép mạng nha “Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một thời gian sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm song cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !” Câu 3: Hình ảnh những dấu câu được dùng trong văn bản thông qua phép tu từ gì? Vì sao? Câu 4: Câu văn kết thúc văn bản :'' Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu câu của mình, bạn nhé!" nhắn nhủ đến người đọc điều gì?

1 đáp án
3 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Cổ nhân có câu đại ý là: người ta có thể chọn vợ, chọn chồng chứ không thể chọn cha, chọn mẹ. Quả vậy, có ai biết được mình sẽ sinh ra nơi nào,trong gia đình nào, nghèo hay giàu, tốt hay xấu, đó là điều không thể chọn lựa. Nhưng chúng ta có quyền chọn cách sống riêng, con đường riêng khi ta có đủ trí khôn. Song, dẫu chọn đường nào, cách nào thì nhiệm vụ của người con là không hề khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Dẫu gia đình mình có thế nào thì trong vai trò là người con chúng ta cũng phải thể hiện trách nhiệm với gia đình mình. Vậy trách nhiệm với gia đình nghĩa là sao? Có trách nhiệm với gia đình là có trách nhiệm với cha, mẹ...những người thân trong gia đình và có trách nhiệm với công việc của gia đình. Đơn giản là làm tròn trách nhiệm của người con. Tôi xin đề cập sâu phần này để mọi người thấy được mình phải làm gì cho hôm nay và ngày mai. Quan tâm đến cha mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình. Cha, mẹ là người sinh ra ta, nuôi ta lớn, dẫu cha mẹ ta là người nông dân thất học hay là giám đốc, quan chức thì theo lẽ đời người con phải quan tâm đến đấng sinh thành là điều dĩ nhiên. Cha mẹ cần gì ở ta? Không cần gì cao sang, ngoài những lời thăm hỏi thường xuyên . Trong cuộc sống bận rộn, với bộn bề công việc, có giây phút nào ta dành cho cha mẹ. Bao lâu chúng ta mới hỏi thăm đến sức khỏe, những khó khăn, những lo lắng của cha mẹ! (Nuôi dưỡng tâm hồn – Phan Chí Dũng) Phần 1: Đọc hiểu văn bản 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2. Nội dung của văn bản trên là gì? 3. Câu văn: “Cha mẹ cần gì ở ta, không cần gì cao sang, ngoài những lời thăm hỏi thường xuyên” gợi cho em suy nghĩ gì? 4. Theo tác giả, biểu hiện trách nhiệm với gia đình là gì ?

1 đáp án
9 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

MỘT LY SỮA ​ Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”. Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”. Sau khi nói lời cảm ơn, cậu bé Howard Kelly rời ngôi nhà đó và cảm thấy trong người không những khỏe khoắn mà còn tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống. Bao năm sau, cô gái đó bị bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe về nơi ở của bệnh nhân, tia sáng lóe lên trong mắt anh. Anh đến phòng bệnh và nhận ra cô chính là bé gái năm xưa. Anh đã gắng hết sức mình để cứu sống cô. Cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, anh viết gì đó bên lề và chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám nhìn tờ hóa đơn viện phí, bởi cô nghĩ suốt đời mình không thể thanh toán hết số tiền đó. Cuối cùng, cô can đảm nhìn, mắt cô nhòa lệ khi thấy dòng chữ bên lề: “Đã thanh toán bằng một ly sữa”. Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly. ​​​​​​​​ Câu 1. (0,5) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5) Em có nhận xét gì về cách cư xử của cô bé trong câu chuyện? Câu 3. (1,0) Vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi ngôi nhà của cô bé lại “tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống”? Câu 4. (1,0) Văn bản trên đã cho em những bài học gì? EM CẦN LỜI GIẢI GẤP Ạ

1 đáp án
4 lượt xem

MỘT LY SỮA ​ Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”. Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”. Sau khi nói lời cảm ơn, cậu bé Howard Kelly rời ngôi nhà đó và cảm thấy trong người không những khỏe khoắn mà còn tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống. Bao năm sau, cô gái đó bị bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe về nơi ở của bệnh nhân, tia sáng lóe lên trong mắt anh. Anh đến phòng bệnh và nhận ra cô chính là bé gái năm xưa. Anh đã gắng hết sức mình để cứu sống cô. Cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, anh viết gì đó bên lề và chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám nhìn tờ hóa đơn viện phí, bởi cô nghĩ suốt đời mình không thể thanh toán hết số tiền đó. Cuối cùng, cô can đảm nhìn, mắt cô nhòa lệ khi thấy dòng chữ bên lề: “Đã thanh toán bằng một ly sữa”. Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly. ​​​​​​ Câu 1. (0,5) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5) Em có nhận xét gì về cách cư xử của cô bé trong câu chuyện? Câu 3. (1,0) Vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi ngôi nhà của cô bé lại “tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống”? Câu 4. (1,0) Văn bản trên đã cho em những bài học gì? I. Phần II: Làm văn - (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) ​Từ ngữ liệu ở phần đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (2/3 trang giấy thi) bàn luận về “lòng nhân ái”. Câu 2: (4,0 điểm) Suy nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

1 đáp án
5 lượt xem

Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây,Việt gian, cam-nhông,…là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. Ấy là mụ chủ nhà. Từ ngày xảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. b, câu văn : " Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều." sử dụng thành lập biệt lập nào? gạch chân chỉ rõ c, các câu: " suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. " liên kết với nhau bằng từ ngữ nào? Xét về hình thức , đó là phép liên kết gì? d, Nêu những biện pháp tu từ đc nhà văn Kim Lân sử dụng thành công trong đoạn trích?

1 đáp án
6 lượt xem

Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Nhưng niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở: – Nào, mày cho tao mấy viên nữa. Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi… a, xác định PTBĐ chính b, chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu văn: "- Nào, mày cho tao mấy viên nữa ." c, Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng thành công trong câu văn: " Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi..."

1 đáp án
7 lượt xem

Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây,Việt gian, cam-nhông,…là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. Ấy là mụ chủ nhà. Từ ngày xảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. b, câu văn : " Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều." sử dụng thành lập biệt lập nào? gạch chân chỉ rõ c, các câu: " suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. " liên kết với nhau bằng từ ngữ nào? Xét về hình thức , đó là phép liên kết gì? d, Nêu những biện pháp tu từ đc nhà văn Kim Lân sử dụng thành công trong đoạn trích?

1 đáp án
6 lượt xem

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

2 đáp án
10 lượt xem