Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. câu 1, chỉ ra PTBĐ chính trong đoạn trích câu 2, em hiểu gì về ý nghĩa của đoạn trích này? câu 3, xét về mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và ko hề gục ngã.
1 câu trả lời
Câu 1: PTBĐ chính là tự sự
Câu 2: Ý nghĩa của đoạn trích: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
Câu 3: Câu văn ''Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và ko hề gục ngã.'' thuộc kiểu câu trần thuật
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm