Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả: ''Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...'' cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ... Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình... Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa.Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Kim Lân, “Làng”, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005) Câu 1: Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng hình thức độc thoại, lại có bạn cho rằng đó là độc thoại nội tâm. Ý kiến của em? Câu 2: Nếu thay các dấu ba chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm trong đoạn trích trên bằng dấu chấm thì giá trị biểu cảm có gì thay đổi?
2 câu trả lời
Câu 1.
- Theo em, đoạn trích trên đã sử dụng hình thức độc thoại nội tâm.
- Các câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm:
+ "Hay là quay về làng?..."
+ "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ..."
+ "Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
- Đoạn trích trên sử dụng hình thức đối thoại nội tâm vì: những câu trên đều là ý nghĩ của ông Hai, nghĩ với chính bản thân ông.Có thể nhận biết điều này qua đặc điểm hình thức: trước câu không có dấu gạch đầu dòng.
Câu 2.
- Nếu thay các dấu ba chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm trong đoạn trích trên bằng dấu chấm thì giá trị biểu cảm sẽ thay đổi: đoạn trích sẽ không làm nổi bật, không khắc họa được tâm trạng tủi hổ, băn khoăn, day dứt khi phải lựa chọn hai con đường: về làng ( đồng nghĩa với việc phản bội kháng chiến; phải làm nô lệ cho Tây) hoặc ở lại nơi tản cư( không ai người ta chứa; không ai chịu buôn bán với nhà ông Hai).
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài:
1. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm:
- Hay là quay về làng?...
- Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
- Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Vì đây đều là suy nghĩ của nhân vật, không có dấu gạch đầu dòng đầu câu.
2. Việc thay các dấu ba chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm trong đoạn trích thành dấu chấm sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung của đoạn văn: không thể hiện được sự băn khoăn, đấu tranh nội tâm gay gắt của nhân vật ông Hai khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi vì tin làng Chợ Dầu theo giặc.