• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

giúp mình với (1) “... Chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hóa ra độc ác, bạo lực, hay xấu xa. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mìm cười, một lời hỏi thăm, một hành động giúp đỡ... Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ... (2) Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, nó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uống, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng... (3) Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại... Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân”. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân) Và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên? Câu 2: Theo tác giả, đâu là nguyên nhân của cái ác? Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong phần thứ hai của đoạn trích trên và nêu tác dụng? Câu 4: Anh/chị rút ra thông điệp gì từ văn bản trên?

2 đáp án
56 lượt xem
1 đáp án
26 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đó là chiếc áo khoác Buông thung dung sau tấm lưng gầy Trên đường về Thủ đô tiếp quản Bác choàng trong giây phút thảnh thơi Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Chiếc áo khoác bình dị và thong thả Sau lưng Người một thoáng thần tiên Đôi mắt sáng dõi về phía trước Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên Nhưng tôi biết một ngày chiếc áo Người sẽ tặng cụ già, thương binh Bao giặc giã dân còn chưa đủ ấm Chiếc áo Người ấm áp vạn niềm tin. (Chiếc áo Người chưa cài cúc, Nguyễn Đình Phúc) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên. Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Câu 4. Hình ảnh chiếc áo xuất hiện trong bài thơ gợi anh/chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp chân dung Bác Hồ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa lối sống giản dị trong cuộc sống của con người.

1 đáp án
92 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đó là chiếc áo khoác Buông thung dung sau tấm lưng gầy Trên đường về Thủ đô tiếp quản Bác choàng trong giây phút thảnh thơi Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Chiếc áo khoác bình dị và thong thả Sau lưng Người một thoáng thần tiên Đôi mắt sáng dõi về phía trước Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên Nhưng tôi biết một ngày chiếc áo Người sẽ tặng cụ già, thương binh Bao giặc giã dân còn chưa đủ ấm Chiếc áo Người ấm áp vạn niềm tin. (Chiếc áo Người chưa cài cúc, Nguyễn Đình Phúc) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên. Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Câu 4. Hình ảnh chiếc áo xuất hiện trong bài thơ gợi anh/chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp chân dung Bác Hồ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa lối sống giản dị trong cuộc sống của con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây trên đường hành quân của người lính Tây Tiến trong 2 đoạn thơ sau: Đoạn 1: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Đoạn 2: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến – SGK Ngữ Văn 12 – trang 68) Từ đó, nhận xét sự vận động mạch cảm xúc của hai đoạn thơ.

2 đáp án
91 lượt xem

Đọc văn bản sau: CON LỪA VÀ CÁI GIẾNG Một ngày, có con lừa của một người nông dân bị ngã xuống đáy giếng cạn. Con lừa kêu la thảm thương trong vài giờ đồng hồ trong khi người chủ tìm cách giải thoát cho nó. Nhưng đã suy nghĩ nửa ngày trời mà người chủ cũng chẳng tìm cách đưa nó lên khỏi giếng được. Sau đó người nông dân nghĩ rằng con lừa cũng đã già rồi, nó cũng chẳng thể giúp gia đình ông được việc gì nữa và cái giếng cũng cần phải được lấp đi để đề phòng tai nạn. Cuối cùng ông quyết định không cần phải cứu con lừa nữa. Ông gọi hàng xóm của ông sang giúp một tay. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì đang xảy ra và nó lại bắt đầu kêu la vì tuyệt vọng. Nhưng cũng không ai để ý đến nó nữa. Sau đó, mọi người lại thấy ngạc nhiên vì nó bỗng dưng trở nên im lặng. Một lúc sau, người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta vô cùng kinh ngạc vì những gì xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thật khiến người ta khâm phục: nó lay người để giũ cho đất bùn rơi xuống hết và tiếp tục bước lên trên. Vậy là, cứ mỗi xẻng đất hất xuống giếng, con lừa lại rung mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được đến miệng giếng và lon ton nhảy ra ngoài. (Theo tailieuhoctap.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được vận dụng trong văn bản. Câu 2. Hình ảnh con lừa và cái giếng trong văn bản tượng trưng cho những điều gì? Câu 3. Văn bản trên đưa đến cho chúng ta thông điệp gì? Câu 4. Theo anh chị, vì sao lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng?

2 đáp án
98 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Đạn bom vùi lấp chồng rồi Chị tôi cũng đội tơi bời gió đông. Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Dắt con và cõng mẹ già Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày. Cửa phên run rẩy heo may Cháo cơm sung chát gừng cay bốn mùa. Đàn ông bao kẻ trêu đùa: “Người chinh phụ ấy mắt vua cũng mòn” Cái ngày con gái vuông tròn Chị ngồi nhẩm những mỏi mòn dài theo. Thân cau thẳng đốt mốc meo Ảnh chồng ám khói hương treo trên tường. Giá như chẳng có chiến trường Chị đâu tốn nước mắt thương khóc chồng. Chẳng làm con sáo sang sông, Chị thành một giọt người trong bể người. Anh nằm đâu ở góc trời Chị tôi đứng vậy suốt đời khói nhang. (Một giọt người,Vân Thuỳ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định những dòng thơ gợi sự hi sinh của nhân vật Anh trong bài thơ. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau: Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Câu 3. Anh,chị hiểu từ “Bám” trong dòng thơ Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày như thế nào ? Câu 4. Hình ảnh “một giọt người” thể hiện trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về nhân vật Chị? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự kiên cường của con người trong cuộ

2 đáp án
347 lượt xem