Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Ngữ văn 12, tập một, tr 110-111, NXBGD Việt Nam,2010) Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét tấm lòng thuỷ chung với cách mạng thể hiện trong thơ Tố Hữu.

1 câu trả lời

I, MB: - Giới thiệu tác giả tác phẩm

         - Nêu đoạn trích

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 

" Nhớ gì như nhớ người yêu

....

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay"

II, TB 

 1, Khái quát chung: 

 - HCST: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

- Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 của đoạn trích VIỆT BẮC (trong sgk)

- Nội dung: Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ

 2, Phân tích 

a, 4 câu trước

- Đại từ mình – ta được sử dụng 1 cách linh hoạt đã  tạo sự hòa quyện, gắn bó máu thịt;

- Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt;

- Từ láy: mặn mà, đinh ninhđã k/định nghĩa tình bền chặt của CM đối với VB;

- Biện pháp so sánh: bao nhiêu bấy nhiêuđã gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa Cách mạng và VB.

b, 6 câu sau: Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB.

- Bp SS: “nhớ người yêu” cho thấy sắc thái cao nhất của nỗi nhớ;

- Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” thể hiện nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm cả không gian lẫn thời gian;

+ “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” là hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân VB và những người CM.

- Phép điệp: nhớ, nhớ từng, nhớ sao => nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc.

=> Con người và cuộc sống VB: nghèo cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.

=> Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi => tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến.

3, Đánh giá chung 

 -ND, NT

III, KB: Khẳng định lại vấn đề 

* bài viết

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 

"Ta với mình, mình với ta

....

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy"

Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến (trong đó có Tố Hữu) từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Mở đầu đoạn thơ là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình:“Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”- Người ra đi đã khẳng định “mình đi, mình lại nhớ mình” là để trả lời cho câu hỏi đặt ra của đồng bào Việt Bắc ở trên (“Mình đi mình có nhớ mình”…). Đây là lời khẳng định: người cán bộ kháng chiến về thành nhưng vẫn nhớ đến những ngày sống ở chiến khu Việt Bắc. Nói cách khác, đây là lời khẳng định phẩm chất đạo đức của người cán bộ kháng chiến.- “Ta – mình”, “mình – ta” quấn quýt, quyện hoà, ta với mình là một. Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Đinh ninh là sự khẳng định chắc chắn, mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Việt Bắc là cái nôi cội nguồn của cách mạng làm sao dễ dàng quên. Sự so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” đã khẳng định sự chung thuỷ son sắt với Việt Bắc như tình yêu đôi lứa bền chặt, mãi mãi, không bao giờ cạn như nguồn nước kia. Trong tâm thức của người Việt Nam, nước nguồn được chảy ra vì công lao, tình nghĩa vô bờ bến của người mẹ, tuôn chảy bất tận không bao giờ cạn. Bao nhiêu nước thì bấy nhiêu nghĩa tình sâu nặng, như nghĩa mẹ tình cha. “Bao nhiêu” được so sánh với “bấy nhiêu”. Đó là cách so sánh giữa một sự vô tận với một sự vô tận. Đọc câu thơ, ta có cảm giác dường như đó không còn là những dòng chữ im lặng nữa mà là tiếng lòng được thốt lên từ một trái tim tràn đầy xúc động của kẻ ở người về trong giây phút li biệt.

Chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm có thi sĩ nào mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khi dã từ chiến khu Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Một dòng thơ mà hai lần chữ “nhớ” được láy lại. Nỗi nhớ cứ lơ lửng ám ảnh mãi tâm trí người đi đến mức không thể kìm nén được. Lời thơ buông ra với ngữ điệu hết sức đặc biệt, nửa như nghi vấn, nửa như cảm thán tạo ấn tượng, ám ảnh người đọc. “Như nhớ người yêu” là hình ảnh so sánh, ví von thật lãng mạn, tình tứ. Nỗi nhớ Việt Bắc được cảm nhận như nỗi nhớ thương người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi, bồi hồi. Khi da diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm thẳm. Nỗi nhớ khi chia xa Việt Bắc phải chăng hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy. Một nỗi nhớ nồng nàn, đằm thắm, tha thiết. Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu thực sự là một tình nhân đắm đuối trước Việt Bắc, trước nhân dân đất nước mình. Cùng với những câu thơ “Mình về mình có nhớ ta – Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, Áo chàm đưa buổi phân lí – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”, tứ thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” đã đưa thi phẩm Việt Bắc trở thành khúc tình ca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả không sai khi Xuân Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình. Khám phá câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu”, ta bỗng vỡ lẽ hiểu ra rằng lối kết cấu đối đáp cùng cách xưng hô “ta – mình” trong Việt Bắc không đơn thuần là sáng tạo hình thức, là câu chuyện ngôn ngữ. Tình cảm giữa cán bộ Cách mạng và đồng bào chiến khu thiết tha, mặn nồng như tình đôi lứa khiến nhà thơ tìm đến cách cấu tứ xưng hô như vậy.

Chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc Việt Bắc thơ mộng hiền hòa:

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khó cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa, bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Những câu thơ như một bức họa gợi cảm về cảnh rừng Việt Bắc thơ mộng, hữu tình. Có đêm trăng huyền ảo, mảnh trăng lấp ló nơi đầu núi, có những chiều tỏa nắng trên nương và hình ảnh những nếp nhà, bản làng thấp thoáng trong sương khói bồng bềnh. Không miêu tả chi tiết, Tố Hữu chỉ chấm phá, khơi gợi. Tuy nhiên, với những người trong cuộc, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ bồi hồi, xao xuyến biết bao. Hòa cùng vẻ đẹp bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc là hình ảnh con người Việt Bắc rất đỗi thân thương: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Hình ảnh thơ gợi tả tinh tế sự tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó của những cô gái nuôi quân nơi chiến khu Việt Bắc. Không quản khó nhọc gian nan, những thiếu nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần mẫn nuôi dấu cán bộ. Hình ảnh bếp lửa gợi những buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình quân dân nồng đượm. Tình quân dân, cách mạng mà mang không khí ấm áp, yêu thương như tình cảm gia đình. Cách nói “người thương” khéo léo, nhiều sức gợi, chứa chan tình cảm dịu dàng mà nồng nàn, yêu thương. Hẳn trong trái tim nhà thơ đã để thương một người con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách mạng.

Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng bao kỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê có lẽ không đơn thuần chỉ là những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm cảm xúc. Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim người đi khó có thể quên được. Biết bao những xúc động bồi hồi cùng những ngọt ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay, ngọt bùi” cùng dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Người đi muốn nhắn gửi với người ở lại rằng người về xuôi sẽ không quên bất cứ một kỉ niệm, một kí ức nào.

Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật  tấm lòng chân tình của cán bộ kháng chiến với Việt Bắc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước