hình tượng người phụ nữ việt nam qua hai tác phẩm vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa
2 câu trả lời
Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ có số phận nhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục. Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật. Nổi trội hơn cả là hiện tượng Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, nhân vật “Vợ nhặt” và bà cụ Tứ trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và nhà văn Nguyễn Minh Châu, với hình ảnh người đàn bà hàng chài qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Mỗi nhân vật đều mang mỗi hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
* Bạn tham khảo dàn ý chi tiết
A. Mở bài
Theo hành trình văn học Việt Nam chúng ta đã được tiếp xúc với nhiều nhân vật phụ nữ, có số phận bất hạnh vì cuộc sống mưu sinh Chị Dậu- Tắt đèn (NTT), Dì Hảo- tác phẩm cùng tên của Nam Cao, Mị - VCAP (TH). Số phận của họ làm nhói lên nỗi đau trong lòng người đọc, sự cảm thương vô bờ bến. Nhưng ta thấy hiện lên cảnh ngộ của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyến ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Để thấy được số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
B. Thân bài
1. Nhân vật người đàn bà hàng chài
a. Ngoại hình
- Xuất thân trong gia đình khá giả ở phố nhưng mà xấu xí và chị có mang với một anh hàng chài. Từ đó chị gắn chặt đời với cuộc đời sông nước, cuộc đời đó đã kéo chồng chất những nỗi bất hạnh.
- Ngoại hình xấu xí, bị rỗ mặt vì bệnh đậu mùa, không ai lấy, Trạc ngoài 40 , thân hình thô kệch, khuôn mặt rỗ tái ngắt, mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới
- Một người đàn bà lam lũ vì mưu sinh. Nhưng đằng sau đó còn chứa ẩn rất nhiều điều bí ẩn trong dáng vóc lầm lũi trong ngoại hình có chút tiều tụy ấy.
- Cuộc sống đói nghèo cùng cực, làm nghề thuyền lưới vó, con đông, có khi cả gia đình phải ăn toàn xương rồng luộc chấm muối.
b. Phẩm chất
- Người đọc thực sự không thể cam lòng khi chứng kiến cảnh người đàn bà hnagf chài bị đánh đập, bị chồng hành hạ dã man “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”nhưng người đàn bà vẫn nhẫn nhục, cam chịu đến mức bạc nhược, nhu nhược. Mỗi lần bị đánh người đàn bà lại chịu đựng những đòn roi bằng thắt lưng da cũng những tiếng rên rỉ đau đớn nguyền rủa của người chồng.
- Cảnh bạo ngược này không phải không xảy ra trong xã hội đương thời lúc bấy giờ, nhưng chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành chúng ta phải nao lòng. Nếu như không có những trận đòn thì người đàn bà hàng chài đã phải chịu đựng cảnh sống quá khổ rồi.
- Khi đứa con xuất hiện người đàn bà chỉ thấy xấu hổ, nhục nhã khi để con chứng kiến cảnh này. Khi thấy thằng Phác bước tới gần người đàn bà đã ôm lấy đứa con, thương con vì bị bố đánh. Và hành động làm cho chúng ta cảm động chính là chắp tay vái con, để xin nó không làm gì trái với đạo lý.
- Hình ảnh người đàn bà hàng chài cam chịu nhẫn nhịn bống biến mất khi chị ở tòa án huyện. Người đàn bà trở nên sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời.
- Ở đây thì chánh án Đẩu khuyên chị bỏ người đàn ông hàng chài vũ phu. Người đàn bà có phản ứng dữ dội và cả chút tuyệt vọng “ Quý tòa bắt ….”. Như một điều nghịch lý, nhưng từ đó sự sắc sảo và lẽ đời được người đàn bà bộc lộ. Bởi vì theo lời chị “ Trên thuyền phải có một người đàn ông, dù hắn man rợ, tàn bạo.”. Vì nếu thiếu người đàn ông thì người đàn bà hàng chài sẽ gánh nỗi vất vả cực nhọc. Điều triết lý hết sức đơn giản mà ta th tuởng như chưa hề có. Nó lại được thốt ra từ miệng của người đàn bà hàng chài. Cái lẽ đời đơn giản nhưng nếu như không trải nghiệm bằng chính cuộc đời của mình thì không bao giờ có được.
- Lẽ đời của con người phải gắn với cuộc đời thực của gia đình chị lênh đênh trên sông nước, từng trải qua những ngày biển độn, đã hàng tháng phải ăn xương rồng luộc. Để cho đàn con của mình có được bữa ăn no với buổi hòa thuận vui vẻ thì trên thuyền cần có một người đàn ông. Vì thế người đàn bà hàng chài chấp nhận hi sinh, chính vì thế người dàn bà trở thành nơi người chồng trút giận, trút bớt áp lức cuộc sống của một người phải gánh một gánh nặng gia đình. Và bế tắc vì cuộc đời khốn khổ.
- Người đàn bà : không hề cam chịu một cách vô lý, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
2. Nhân vật Thị
a. Ngoại hình
- Lai lịch: không rõ ràng, không tên tuổi, không ghi hề có một thông tin nào về gia đình, quê hương, nghề nghiệp,... hay về quá khứ.
- Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao (ngồi vêu trước cửa kho thóc), nhưng gặp lần hai, anh ta không nhận ra. Vì đói rách mà chỉ hôm, áo quần rách thị tả tơi như tổ đỉa, gày sọp hẳn đi, trên cái mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Chả trách anh cu Tràng không nhận ra thị là phải.
- Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:
+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. => tính cách đanh đá, chua ngoa, chao chat, chỏng lỏn...
+ “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đấu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lây câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật => lột tả vẻ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.
b. Phẩm chất
- Khi mới gặp Tràng
+ Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu!
+ Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng mà thở.
- Khi đã theo Tràng về làm vợ
+ Trên con đuờng trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn. Trái ngược với Tràng thì thị lại đi sau hắn chừng ba bốn chục thước, cắp cái thúng con, cái nón tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.
+ Về nhà của Tràng, người đàn bà ấy có cái tò mò của nàng dâu mới. Thị đảo mắt nhìn chung quanh. Thị nén tiếng thở dài.
+ Khi bà cụ Tứ về, người đần bà ấy chủ động chào bà bằng u. Trước mặt người mẹ chồng, thị càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích.
+ Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ , thị thức dậy sớm, lo dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ.
3. Số phận của người phụ nữ
* Người vợ nhặt
- Vợ Tràng tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945: nghèo đói, bị rẻ rúng.
- Khi người đàn bà ấy may mắn được sống trong tình người, trong mái ấm gia đình mặc dù cuộc sống còn nhiều đe doạ của sự đói khát, thì những phẩm chất tốt đẹp đã sống lại.
* Người đàn bà hàng chài
- Sự cam chịu, nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài. Sức chịu đựng của người đàn bà có phần mê muội, vừa đáng thương vừa đáng trách. Tính cách cam chịu nhẫn nhục của chị đã không làm thức tỉnh người chồng mà dường như còn tiếp tay cho sự bạo hành của mình.
C. Kết bài
- Người nghệ sĩ “ là người thư ký trung thành của thời đại”, thông qua hai nhân vật người phụ nữ đã khắc họa rõ nét về số phận của họ trước và sau Cách Mạng.