Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả

2 câu trả lời

Có ý kiến cho rằng "Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả". Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác để mỗi người có thể hiểu thêm được một kỹ năng sống thường ngày. Hỏi là khi ta cảm thấy thắc mắc về một vấn đề gì đó, hoặc khi cần thêm thông tin, kiến thức về một vấn đề hoặc lĩnh vực trong cuộc sống. Khi chúng ta hỏi, tức là ta đã phản hồi về việc mình đang chưa hiểu về vấn đề mà mình đang gặp phải hoặc cần thêm thông tin về bất cứ lĩnh vực hoặc điều gì đó. Nếu như chúng ta gặp được những người sẵn sàng chỉ bảo, giải đáp thắc mắc thì đó quả là một điều tuyệt vời. Ngược lại, nếu như chúng ta hỏi phải những người không sẵn sàng giải đáp những thắc mắc thì cũng không sao cả. Chúng ta có thể hỏi những người khác để tìm ra câu trả lời cho bằng được. Miễn là chúng ta còn hỏi, còn chịu khó học hỏi và có tâm thế đi tìm câu giải đáp cho mình thì lúc ấy là lúc chúng ta còn tồn tại, còn tư duy và còn đứng trên hành trình học tập của mình. Hỏi chính là để thể hiện tín hiệu cần trợ giúp từ những người khác, hỏi là để học tập và không ngừng mở rộng kiến thức. Chúng ta chỉ thực sự tầm thường khi không chịu hỏi, không chịu thể hiện cái không biết của mình ra. Khi chúng ta còn hỏi thì đó là điều đáng quý, là hành trang không thể thiếu trên con đường học tập. Và hỏi cũng phải có nghệ thuật, chúng ta có thể hỏi người khác nhưng không nên quá lạm dụng sự giúp đỡ của người khác mà không chịu tự động não suy nghĩ. Tóm lại, việc thắc mắc và hỏi chính là một kỹ năng học tập quan trọng mà ai cũng cần phải có.

Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả là chính xác. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập chính là quyền của trẻ em được nhà nước và gia đình tạo cơ hội để phát huy nhưng theo đó là nghĩa vụ phải học thật tốt và chăm ngoan để xứng đáng với quyền của mình. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức được việc học như thế nào là đúng đắn. Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong ý nghĩ của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém. Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt cả hai tay những vẫn cố gắng tập viết chữ bằng chân mà anh vẫn là người học trò xuất sắc, đậu đại học và hành nghề giá dục. Đi theo việc đi học mỗi ngày là sự kiên trì, nổ lực hay cố gắng để đạt được những thành tích ấy. Con người có hoài bảo, tư tưởng hay ước mơ là tốt nhưng nếu có quyết tâm để làm được những hoài bảo ấy lại càng tốt hơn. Hay là ngay cả người Bác Hồ vô cùng vĩ đại - người cứu nước, có công lớn trong việc giair phóng dân tộc - là tấm gương sáng cho tinh thần học tập miệt mài. Mặc dù phải đi nhiều nơi trên thế giới nhưng tính kiên trì học hỏi và làm việc của Bác không một chút ngừng nghỉ. Trên những chuyến tàu đi xa, Bác đã ngày đêm chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp, Ý, ... để kịp tiếp thu với ngôn ngữ nước ngoài, tiện lợi cho sau này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước