cảm nhận nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

1 câu trả lời

A. Mở bài

- Tô Hoài là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống vừa thấm đẫm giá trị đơn thường vừa mang cảm quan nhân đạo sâu sắc.

- Vợ chồng A Phủ là một trong những sáng tác ghi dấu tên tuổi của Tô Hoài trong dòng văn học hiện thực cách mạng giai đoạn 1945 – 1975. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Mị với những đột khởi trong sức mạnh phục sinh tâm hồn âm vùng lên trong đêm tình mùa xuân rồi mạnh mẽ dứt khoát cắt dây trói cứu A Phủ .

- Có thể nói, chi tiết cắt dây trói cứu A Phủ là một chi tiết đặc sắc thể hiện tài năng và tầm vóc văn chương của Tô Hoài

B. Thân bài

- Chi tiết  ( chi tiết nghệ thuật ) là đơn vị cơ bản và đặc trưng của tác phẩm văn học Nó là một phần nhỏ nội dung trong toàn bộ tác phẩm văn học , là các tiểu tiết nhưng lại chứa đựng vô vàn cảm xúc và tư tưởng của tác giả.

+ Vì để mất một con bò mà A Phủ bị Thống lí Pá Tra trói đứng. suốt ba ngày, đang đối mặt với cái chết .

* Ý nghĩa của  diễn biến tâm trạng nhân vật Mị khi cởi dây trói

- Ban đầu , nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, dửng dưng. “ Nếu A Phủ la cứ tác chết đứng đây, cũng thế thôi". Phản ứng này của Mị cũng là hiển nhiên vì những cảnh trói người đến chết như thế ở nhà thống lí là chuyện bình thường. Hơn nữa những tháng ngày bị đày đọa, bị hành hạ đến mức “quen khổ", Mị dần trở nên vô cảm với nỗi đau của người khác. Vậy nên, sự dửng dưng của Mị trước hoàn cảnh của A Phủ chính là một nét xuất thân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài..

-  Nhưng khi Mị nhìn thấy A Phủ khóc " một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại thì Mị :

+  Nhớ lại mình cũng từng bị chồng trói đứng năm trước nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được ”.

+  Nhớ người đàn bà ngày trước đã bị chồng trói đứng đến chết và nghĩ đến cái chết nan ức sẽ đến với A Phủ đồng cảm, thương xót.

+ Nhận thức được sự độc ác của bọn thống trị “ chúng nó thật độc ác ” - căm thù, lên án. Đây là lần đầu tiên Mị có những suy nghĩ, nhận xét về tội ác của cha con thống lí do đó, nó cũng là cơ sở cho sự phản kháng và đấu tranh của Mị ở những chặng nhận thức tiếp theo . Tưởng tượng nếu A Phủ trốn đi , Mị sẽ bị trói thay vào đó , thế nhưng Mị cũng không sợ, sự căm thù đã lấn át cả nỗi sợ .

- Dòng nước mắt của A Phủ đã trở thành một tác nhân vô cùng quan trọng vì vô tình nó gợi nhắc và nối lại dòng nước mắt hồi nào đã rơi xuống của Mị khi cô cũng bị trói đứng. Sợi dây gắn kết vô hình giữa hai số phận đau khổ, khô cằn vì đớn đau đã được dòng nước mắt này tưới lại rồi từ đó hồi sinh, bắt đầu nảy nở những mầm xanh đầu tiên của chia sẻ, thông cảm. Dòng nước mắt của A Phủ đã gọi thức cảm xúc trong Mị: từ đồng cảnh, đồng cảm Mị đã biết thương mình, thương người, từ thương mình, thương người, sự tỉnh thức về nhận thức đã khiến Mi căm hận bè lũ thống trị dã man, độc ác . Đây chính là cơ sở cho hành động mạnh mẽ của Mị.

- Hành động : Sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khát khao tự do trẻ dậy đã khiến Mị vượt qua nỗi sợ hãi để quyết định hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ và theo A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài. Cắt dây trói cứu A Phủ. Đây là hành động có ý nghĩa quyết định, đánh dấu bước ngoặc đổi đời của Mị. Cắt dây trói cứu A Phủ là M đã tự cắt sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời mình thoát khỏi cường quyền, thần quyền ở nhà Thống Lí Pá Tra để tự giải phóng mình. Nhà văn không cho ta biết được khoảng trống trên mảnh giấy ẩn chứa bao nhiêu suy nghĩ, lo lắng căng thẳng của hai con người này để rồi sau đó, bất ngờ nhưng hợp lí họ đã lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi, đối sánh với những sáng tác thuộc trào lưu văn học thực hiện phế trước đó, rõ ràng tác giả đã mở cho nhân vật của mình những lối thoát.

+Cắt dây trói cứu A Phủ là hành động bất ngờ nhưng lại rất logic, hợp lý. Nó thể hiện khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt trong Mị. Và nó cũng là hệ quả tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị. Nó là hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát mình khỏi những “ gông xiềng của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu . Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc .

C. Kết bài

-Quan niệm “trong tác phẩm tự sự, chi tiết giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn” được nêu ở đề bài là hoàn toàn hợp lý, xác đáng .

- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn ” ( Gorki ) bởi chi tiết trong tác phẩm là những mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên chỉnh thể tư tưởng chung của tác phẩm. Mất đi một mắt xích , tác phẩm sẽ không thể hoàn thiện.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm