Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đó là chiếc áo khoác Buông thung dung sau tấm lưng gầy Trên đường về Thủ đô tiếp quản Bác choàng trong giây phút thảnh thơi Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Chiếc áo khoác bình dị và thong thả Sau lưng Người một thoáng thần tiên Đôi mắt sáng dõi về phía trước Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên Nhưng tôi biết một ngày chiếc áo Người sẽ tặng cụ già, thương binh Bao giặc giã dân còn chưa đủ ấm Chiếc áo Người ấm áp vạn niềm tin. (Chiếc áo Người chưa cài cúc, Nguyễn Đình Phúc) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên. Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Câu 4. Hình ảnh chiếc áo xuất hiện trong bài thơ gợi anh/chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp chân dung Bác Hồ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa lối sống giản dị trong cuộc sống của con người.

1 câu trả lời

Phần I

Câu 1

Tác giả dùng những đại từ nhân xưng để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh: Bác, Người, 

Câu 2

BPTT: ẩn dụ "giông gió"

Tác dụng: nhấn mạnh vào sự vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bác đã đem đến sự bình yên sau những ngày dài tăm tối, bão giông cho cả dân tộc

Câu 3

Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp là hình ảnh thể hiện sự giản dị trong phong cách của Bác. Bác nói về những ngày xa xưa, những ngày đầu dựng nước cho thấy một tấm lòng biết ơn, luôn nhớ về cội nguồn của người. Đồng thời còn nêu lên sức mạnh của việc lấy dân làm gốc, dựa vào dân để chiến đấu

Câu 4

Hình ảnh chiếc áo trở đi trở lại tỏng đoạn thơ gợi lên hình ảnh của con người giản dị, khiêm tốn. Điều đó lại càng làm nổi bật lên đối lập ở vẻ ngoài và tâm hồn, tư tưởng bên trong, Bác là một vị lãnh tụ, là người có vai trò lớn lao, vĩ đại nhưng lại có một lối sống thật giản dị, không xa hoa, kiểu cách.

Phần II

Câu 1

Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.  Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Gianr dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ- một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị  phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm