giúp mình vs ạ! Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Nếu ví sự tự tin giống như sống lưng của con người thì thế giới này có hai loại người: một loại người không bao giờ đứng thẳng vì không có sống lưng và loại người thứ hai luôn tự đứng vững bằng chính khả năng của mình. Thật tuyệt vời khi bạn có được một bộ óc thông minh cùng trí tưởng tượng phong phú và những tư tưởng lớn lao. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn kết hợp được tất cả các yếu tố đó với lòng tự tin để tạo dựng cho mình một cuộc sống ý nghĩa và đủ đầy. Quả thật, thiếu lòng tự tin, con người sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nếu Columbus không tự tin vào phán đoán của mình thì có lẽ sẽ rất lâu sau đó, loài người mới tìm ra châu Mỹ. Nếu George Washington và những đồng chí của ông không tự tin thì có lẽ nước Mỹ ngày nay vẫn còn nằm trong vòng cai trị của một hòn đảo bé nhỏ. Tầm gửi là một loại dây leo sống bám vào những cây to khác. Chúng hút nhựa cây chủ để sống và dần giết chết cây chủ ấy. Những người thiếu tự tin cũng giống như loài tầm gửi kia mà thôi. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và những người xung quanh khi không có khả năng tự quyết định cũng như chăm lo cho cuộc sống của mình. (Không gì là không thể, tác giả George Matthew Adams, NXB Trẻ, 2019, Tr14) Câu 1. Hình ảnh nào được đem ra ví sự tự tin? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Những người thiếu tự tin cũng giống như loài tầm gửi kia mà thôi. Câu 3. Các nhân vật Columbus,George Washington và những đồng chí của ông được đưa vào văn bản có tác dụng gì? Câu 4. Các yếu tố để tạo dựng cho mình một cuộc sống ý nghĩa và đủ đầy theo quan điểm của tác giả gợi anh, chị suy nghĩ gì?

1 câu trả lời

Câu 1:

- Hình ảnh "sống lưng" được đem ra ví sự tự tin.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: so sánh "Những người thiếu tự tin cũng giống như loài tầm gửi"

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu văn

+ Nhấn mạnh những người thiếu tự tin giống với cây tầm gửi. Không dám thể hiện bản thân, chính vì vậy mà họ đã đánh mất nhiều cơ hội.

Câu 3:

- Các nhân vật Columbus,George Washington và những đồng chí của ông được đưa vào văn bản có tác dụng:

+ Đưa ra những dẫn chứng làm tăng tính thuyết phục, chân thực cho đoạn văn.

+ Thể hiện tầm quan trọng của sự tự tin, những hạn chế và khuyết điểm của sự tự ti.

Câu 4:

Các yếu tố để tạo dựng cho mình một cuộc sống ý nghĩa và đủ đầy theo quan điểm của tác giả gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Trước hết, để tạo dựng cuộc sống của mình, tôi phải không ngừng nỗ lực và cố gắng để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, tôi còn phải vượt qua được sự tự ti, những yếu tố đang ngăn cản bước đi của tôi. Hơn thế nữa, tôi phải tự quyết định cũng như chăm lo cho cuộc sống của mình.Thật vậy, ai ai cũng mong muốn cuộc sống cho mình hạnh phúc và đủ đầy. Chẳng ai muốn mình sống thiếu thốn, túng quẫn. Chính vì vậy, hãy tự đứng dậy và bước đi thay vì là ỷ lại và luôn nương tựa vào người khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
11 giờ trước