cho nhận xét về phát hành trái phiếu quốc tế của Vingroup

1 câu trả lời

Standard & Poor Global Ratings vừa công bố xếp hạng tín dụng tập đoàn Vingroup với kết quả giữ nguyên mức B+ trong dài hạn nhưng điều chỉnh triển vọng của doanh nghiệp từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Xếp hạng được tổ chức này đưa ra hôm 12.9.   

Tổ chức đánh giá lý giải rằng việc điều chỉnh triển vọng của Vingroup trên cơ sở sự biến động nhanh vốn đòn bẩy trong 12-18 tháng tới, tập trung vào các lĩnh vực mới như ô tô, điện thoại thông minh và hàng không.

Việc đầu tư này cần chi tiêu vốn lớn và có thể bị lỗ trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Trong khi đó hoạt động kinh doanh bao gồm lợi nhuận và dòng tiền vẫn phụ thuộc vào bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và là nguồn thu chính của công ty trong ngắn hạn.

"Các khoản lỗ trong liên doanh mới về ô tô, điện thoại và hàng không trong giai đoạn đầu có thể làm giảm lợi nhuận vượt ra khỏi mô hình ước tính của S&P do yếu tố cạnh tranh gay gắt,” S&P Ratings nhận định.

S&P Global Ratings cũng đánh giá Vingroup có lợi thế thu hút các nhà đầu tư tổ chức chiến lược dài hạn và có chất lượng cao. Bởi đây là công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam, nguồn vốn huy động giúp giảm áp lực lên đòn bẩy tài chính và tối ưu hóa cấu trúc vốn. "Việc hợp tác chiến lược với các nhà đầu tư cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng và mở rộng,”theo S&P.

Trước đó, tổ chức xếp hạng Fitch Ratings cũng điều chỉnh triển vọng của Vingroup từ "ổn định" sang "tiêu cực", dù vẫn giữ nguyên xếp hạng tín dụng B+. Đến tháng 7 rồi, Fitch công bố ngừng xếp hạng Vingroup sau bảy năm đánh giá kể từ lần đầu vào năm 2012, do công ty này dừng cung cấp thông tin đến tổ chức đánh giá.

Fitch Ratings, Standard & Poor's và Moody là ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín hàng đầu thế giới. Kết quả đánh giá của các tổ chức này là một trong những cơ sở quan trọng để huy động nguồn vốn từ thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, dù được đánh giá không tích cực về triển vọng của 2/3 tổ chức nhưng Vingroup vẫn gia tăng được nguồn vốn huy động thời gian gần đây.

Từ đầu năm đến nay, Vingroup và các công ty liên quan đã huy động hơn 1,5 tỉ USD từ nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, công ty cũng công bố nghị quyết về việc huy động tối đa 750 triệu USD trái phiếu quốc tế không chuyển đổi, niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Singapore.

Trong quá khứ, Vingroup từng huy động trái phiếu quốc tế khá thành công nhưng hầu hết là trái phiếu có chuyển đổi.

Theo báo cáo thường niên 2018, sau khi niêm yết công ty con trong lĩnh vực bất động sản Vinhomes, Vingroup đã huy động được gần 1,4 tỉ USD từ giao dịch chuyển nhượng cổ phần cho nhiều nhà đầu tư quốc tế. Năm 2018, Vingroup cũng thành công trong việc gọi vốn qua nhiều kênh từ các tổ chức tài chính quốc tế và cho nhiều công ty con với 2,5 tỉ USD.

Một số giao dịch như phát hành 84 triệu cổ phiếu ưu đãi cho Hanwha (Hàn Quốc) để huy động 400 triệu USD; khoản vay 950 triệu USD trong khoảng 10 năm cho VinFast được bảo lãnh bởi Euler Hermes – cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc chính phủ Đức và thương vụ Vinpearl phát hành trái phiếu quốc tế hoán đổi trị giá 450 triệu USD.

Tính đến hết 2018, nợ phải trả của Vingroup hơn 91.092 tỉ đồng trong đó 48% là trái phiếu doanh nghiệp, 30% là các khoản vay hợp vốn và còn lại 11% là trái phiếu hoán đổi quốc tế.  

Chúc bạn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước