• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
32 lượt xem

l. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây... Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ...Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi... (Trích Sống mòn, Nam Cao) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5đ) Câu 2: Theo tác giả, điều gì cản trở con người vươn tới một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? (1.0đ) Câu 3: Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu "Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân". (0.75đ) Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến một trong những nỗi khổ của con người nhất là thanh niên đó chính là Chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống? Vì sao? (0.75đ) ll. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quan niệm Sống tức là thay đổi.

1 đáp án
165 lượt xem
2 đáp án
43 lượt xem

I. Đọc hiểu (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) Câu 2: Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì? (0.5 điểm) Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói "Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó"? (1.0 điểm) Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: "Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống" được nêu trong bài viết không? Vì sao? (1.0 điểm) ll. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (độ dài 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về những việc làm cần thiết để quản lý hiệu quả thời gian.

1 đáp án
121 lượt xem

giúp em với ạ .... ghi ra giấy càng tốt ạ :< Đọc đoạn trích sau: Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn. Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình. Điều quan trọng không phải là gia đình bạn đang lâm vào tình trạng khó khăn như thế nào, ông chủ của bạn đối xử với bạn ra sao hay bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Cái quan trọng hơn nhiều chính là thái độ của bạn với gia đình, với những vấn đề của bản thân, với quyền lực và tiền bạc. Thái độ tạo nên mọi sự khác biệt trên thế giới này. (Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.15) Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Theo tác giả, điều gì còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc Câu 2. Trong ý kiến của mình, John D. Rockefeller đánh giá cao những người như thế nào? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao: Thái độ tạo nên mọi sự khác biệt trên thế giới này? Câu 4. Hãy đề xuất một thái độ mà anh/chị cho là đúng đắn nhất trong trường hợp anh/chị dễ dàng giành được thành công. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Thế nào là thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân? Câu 2 (5,0 điểm) Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Ai về ai có nhớ không Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng. Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao - Lạng nhớ sang Nhị Hà... Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, rauôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

1 đáp án
106 lượt xem

Mọi người có thể giải giúp mình bộ đề này có được không vậy, nếu mọi người giải được thì có gì mình cảm ơn mọi người rất nhiều nhé! l. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Một buổi chiều chập choạng tối mới đây, tôi đón xe buýt số 150 (bến xe Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn) để về nhà. Trễ rồi nên đường phố hối hả, ai cũng có vẻ vội vàng hơn. Lên xe ngồi ghế trống gần cửa trước, nên tôi nghe được câu chuyện thủng thẳng trên một đoạn đường dài giữa bác tài chừng năm mươi và anh lơ xe còn trẻ. Xe chạy qua trạm chỗ Trường đại học Kinh tế. Bác tài dòm khách vẫy xe là một nhóm sinh viên khá đông, rồi nói anh lơ: "Mày nói với mấy đứa nhỏ đang ngoắt đó là có xe sau đang lên. Tụi mình bỏ trạm này nghe. Mình mà đón hết tụi nhỏ đó thì thằng H. bữa nay đói. Tao biết xe nó đang trống lốc à. Để cho nó đón mười mấy khách đó đi, để nó kiếm cơm". Anh lơ xe có vẻ tần ngần. Nhưng bác tài giục: "Nói liền đi, xe thằng H. sắp lên rồi". Xe chạy, bác tài lại thủng thẳng nói với anh lơ: "Mày mới chạy với tao, để từ từ tao chỉ. Mỗi ngày mình giữ số lượng, bán được chừng bốn trăm rưỡi, năm trăm vé là êm rồi. Làm cái nghề xe buýt này lượm bạc cắc sống cắc củm vậy thôi, mong giàu thì không có làm được. Mà mày thấy ông bà già đón xe thì đừng có giục. Già cả thì ai cũng phải chậm thôi. Giục lên vội, họ té mang tội. Nói chuyện với khách nào thì cũng từ từ, đừng có gắt. Mình sống bằng tiền mua vé của người ta nên đừng có lớn lối, kỳ cục lắm". Anh lơ có vẻ chưa thông: "Rồi nếu có bữa không được bốn, năm trăm vé thì sao anh? Có ai bỏ trạm nhường khách lại cho mình không?". Bác tài vẫn nói chầm chậm: "Mày cứ đàng hoàng đi rồi trời thương. Tao chạy lâu rồi, thấy đều đều vậy à. Bữa nào mình đủ số rồi thì nhắm xe nào chạy sau trống khách thì nhường. Chỉ nếu trời tối hay mưa nắng thì để khách đứng trạm chờ lâu cũng tội, đón cho người ta đi cho lẹ. Còn nếu tà tà, có phần rồi thì mình chia cho người khác. Mình có cơm thì cũng để người ta ít ra có cháo, giành ăn hết tức bụng chớ sướng gì. Đời có trước có sau, chuyện đâu còn có đó, cũng không lo đói. Mày đi với tao thì đừng giành phần hơn với ai, tao ghét". Xuống xe, chợt thấy lòng người cũng rộng và ấm như Sài Gòn vậy. (https://tuoitre.vn/tinh-nguoi-tren-xe-buyt-rong-va-am-nhu-sai-gon-20171121085111283.htm) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0.5 điểm) Câu 2: Những lời thoại của bác tài và anh lơ xe được trích dẫn trong văn bản là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Cho biết lý do lựa chọn? (0.5 điểm) Câu 3: Bác tài khuyên anh lơ xe: "Mày cứ đàng hoàng đi rồi trời thương", "Đàng hoàng", theo lời bác tài, thể hiện qua những việc làm cụ thể nào? Câu nói này gợi nhắc cho anh/ chị về quan niệm truyền thống nào của nước Việt Nam ta? (1.0 điểm) Câu 4: Theo anh/ chị, điều gì đã khiến văn bản có cảm giác "Xuống xe, chợt thấy lòng người cũng rộng và ấm như Sài Gòn vậy". Cho biết ý nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của cụm từ "rộng và ấm". (1.0 điểm) ll. Làm văn Câu 1: (2.0 điểm) Từ một cuộc trò chuyện của bác tài xế và anh lơ xe trong câu chuyện trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (độ dài 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của lối sống tử tế trong cuộc sống.

2 đáp án
41 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem
1 đáp án
40 lượt xem
2 đáp án
37 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem

giúp em với ạ :< Đọc đoạn trích sau: Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa... thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?. (Theo Bài tập Ngữ văn 12, Tập hai, NXB GD, 2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản Câu 2. Theo tác giả, “bệnh vô cảm” là gì? Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói "cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống." Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Mỗi người cần làm những gì để “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống”?

1 đáp án
98 lượt xem