Anh/chị hiểu như thế nào về việc: Giáo viên có kỹ năng đào tạo ra những đứa trẻ biết giải quyết vấn đề và ra quyết định

2 câu trả lời

Là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng nhất làm nên thành công của mỗi con người, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định sẽ giúp bạn nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chính xác để từ đó có những giải pháp và phương án tốt nhất. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng này trong học tập, công việc cũng như đời sống. Thế nhưng trên thực tế thì hầu hết chúng ta vẫn chưa thực sự nhìn nhận và tìm hiểu về nó một cách nghiêm túc, dẫn tới việc khi gặp phải một vấn đề nào đó, chúng ta thường giải quyết một cách vội vàng theo bản năng. Vậy khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và vai trò thực sự của kỹ năng này quan trọng tới mức nào? 

Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được.

Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.

Trường Mầm non Sao Sáng, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang tổ chức dã ngoại cho các bé (Ảnh: nhà trường cung cấp)

Trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kì phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Trên thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định...đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phương pháp giáo dục.

 Để đáp ứng được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên, do đó để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống, thụ động.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm