l. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây... Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ...Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi... (Trích Sống mòn, Nam Cao) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5đ) Câu 2: Theo tác giả, điều gì cản trở con người vươn tới một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? (1.0đ) Câu 3: Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu "Y sẽ thành một vĩ nhân đem theo những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân". (0.75đ) Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến một trong những nỗi khổ của con người nhất là thanh niên đó chính là Chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống? Vì sao? (0.75đ) ll. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quan niệm Sống tức là thay đổi.

1 câu trả lời

1, Phương thức biểu đạt chính là tự sự

2, Theo tác giả, điều cản trở con người vươn tới một cuộc sống rộng rãi, đẹp đẽ hơn đó là thói quen, là nỗi sợ hãi phải thay đổi, sợ phải bước ra vùng an toàn của mình, sợ những thứ còn chưa tới của con người.

3,

Biện pháp so sánh "gần như là một phế nhân". Tác dụng: miêu tả chân thực hoàn cảnh của nhân vật và truyền tải thông điệp về những sự thất bại, thăng trầm của nhân vật trong cuộc sống

4,

Em hoàn toàn đồng ý. Nếu như ta chấp nhận một cuộc sống luôn ở trong vùng an toàn của chính, không chịu hy sinh cũng không không chịu bỏ ra bất cứ nỗ lực nào, chưa dám theo đuổi ước mơ, chưa dám sống cuộc đời mà mình thực sự mong muốn thì lúc ấy, ta chỉ đang tồn tại mà thôi, chứ không hề sống. Đó chính là nỗi khổ của chúng ta gây ra cho mình. Ta không dám dũng cảm theo đuổi ước mơ, xây dựng cuộc đời nên ta làm cho sự tồn tại của mình chỉ giống như đang tồn tại mà thôi

***

Có quan điểm cho rằng "Sống tức là thay đổi". Thật vậy, để thành công và hạnh phúc, ta phải không ngừng thay đổi chính mình để nâng cấp cuộc sống của chính mình, cũng như thích ứng với hoàn cảnh bởi vì, sống chính là để thành công, để hạnh phúc, để khẳng định chính mình. Để thực sự sống đúng nghĩa và thành công, con người buộc phải thay đổi để hoàn thiện chính mình, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Sự thay đổi ở đây đó chính là thay đổi về mặt nhận thức, bồi đắp sức mạnh ý chí kiên cường bên trong, tăng cường sự quyết tâm và nỗ lực kiên trì đến cùng trong mọi công việc của chính mình. Chẳng những thế, sự thay đổi của con người còn đến từ việc tăng cường vốn liếng tri thức, rèn luyện các kỹ năng để có thể trở thành con người tài giỏi và hoàn thiện hơn. Còn thành công và một cuộc sống tươi đẹp chính là động lực của sự thay đổi. Chỉ khi khát khao thành công và khát khao hạnh phúc của con người lớn hơn tất thảy những sự sợ hãi, những sự chùn bước, con người mới dám tiến lên để thay đổi, để sải đôi cánh vươn xa, vươn cao trên hành trình tiến tới thành công và đạt được ước mơ. Ta cần hiểu, sự thay đổi không phải là thứ diễn ra trong ngày một ngày hai, thành công cũng không phải là thứ tỉnh dậy sau một đêm là thấy. Con người luôn cần thay đổi từng ngày, từng giây, từng phút để trở nên tốt hơn bản thân mình ngày hôm qua, phút giây trước đó, luôn nỗ lực phấn đấu trên con đường của mình để mà thành công, để mà vượt qua tất thảy những gian truân đó. Tóm lại, trên hành trình sống của con người, sự thay đổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm