• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sống như đời người trên sông … Em yêu anh có yêu được như sông Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông Em có theo anh lên núi về đồng Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến Em có cùng lũ lụt với mưa dông Đời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần lao Anh tin em khi đứng mũi chịu sào Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả Anh yêu sông, yêu từ nguồn đến bể Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên. (Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theo nhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ: Đời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần lao Câu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì? Phần II: LÀM VĂN Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu: “Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển"

1 đáp án
158 lượt xem
2 đáp án
106 lượt xem
1 đáp án
106 lượt xem

''Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. " Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? " Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng. Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười. Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot. "Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi" Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi.'' 1/Chiếc vòng mà vua Salomon yêu cầu có điểm gì đặc biệt? 2/Tại sao vua Salomon nghĩ rằng sẽ làm bẽ mặt cạn thần thân tín Benaiah của mình khi yêu cầu tìm một chiếc vòng đó? 3/Theo anh/chị, ''sức mạnh kif diệu'' của chiếc vòng được tạo nên bởi quy luật nào của cuộc sống? 4/Thông điệp của chiếc vòng đưa tới triết lý sống tích cự hay tiêu cực? Vì sao?

2 đáp án
57 lượt xem
2 đáp án
63 lượt xem

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: Trên quan niệm giáo dục trọn đời, mỗi một công dân phải có ý thức được rằng, mỗi người suốt đời cần học tập không ngừng. Không thể rạch ròi cỗ máy cuộc đời thành hai giai đoạn “đi học” và “đi làm” được nữa. Giáo dục là cả một quá trình liên tục từ khi một con người sinh ra cho đến khi chết đi, nó bao gồm: giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục chính qui và giáo dục phi chính qui, giáo dục để sinh tồn và giáo dục để giải trí. Về quyền lợi, giáo dục trọn đời có nghĩa là trong suốt cuộc đời, giáo dục như một động lực mang tính vĩnh cửu, mỗi người trong độ tuổi nhất định đều có quyền được hưởng quyền giáo dục thích hợp với họ.Hơn thế, ở xã hội học tập, sự lựa chọn của mỗi người đối với giáo dục càng tự do, đa dạng và cá tính hơn. Từ góc độ của giáo dục trọn đời, mỗi người đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể về sự nghiệp giáo dục của mình. Các bạn đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, có vô số những ước mơ cho tương lai, cần phải có trí lớn, đồng thời phải kết hợp với hứng thú, nguyện vọng, khuynh hướng và khả năng thực tế của mình. (Trích Học cách học, Chu Nam Chiểu, Tôn vân Hiểu, NXB Kim Đồng, tr.113-114) Câu 1 (0.5điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2 (0.5điểm) : Trên quan niệm giáo dục trọn đời, mỗi công dân đều phải ý thức được điều gì? Câu 3 (1.0điểm) : Hãy lí giải tại sao không thể tách ra rạch ròi cuộc đời con người thành hai giai đoạn “đi học” và “đi làm” trong xã hội hiện đại? Câu 4 (1.0điểm) : Theo anh/chị, khi chọn nghề, ngoài căn cứ vào hứng thú, nguyện vọng, khuynh hướng và khả năng thực tế của mình, còn phải dựa vào những yếu tố, điều kiện nào nữa?

1 đáp án
30 lượt xem

Đọc đoạn trích sau: Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ… Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động! Không khó để nhận ra rằng người VIệt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”… của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình. Họ có thể ngồi lại lai rai hàng trwof trong các quán xã nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động! (Hoàng Giang, Diễn đàn doanh nghiệp điện từ, ngày 22/6/2017). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì? Câu 2: Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào? Câu 3: anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra”. vì sao? Câu 4: Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động”.

1 đáp án
28 lượt xem