• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn. Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ. Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, Tr. 29) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống.

2 đáp án
129 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thể hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo,(...). Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mo con người sê trưởng thành về nhân cách tâm hồn. Khi ta lớn, ta có thể chi biết về quyền của mình.Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Thủ thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai co bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cổng hiến nhiều hơn cho cộng đồng.Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. Mỗi ngày hãy nhìn thẳng vào phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch những vạch đình hần mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng thành khi em biết nghì về những điều dài rộng và biết sống vì người khác. (Trích Bút kí Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191) Câu hỏi : Từ nội dung phần đọc hiểu , hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống GIÚP MK VỚI CÓ MỘT CÂU THÔI AK . MK CẦN GẠCH Ý CHI TIẾT CHÚT THÔI KO CẦN VIẾT HẲN THÀNH MỘT ĐOẠN ĐÂU AK . HELP ( giúp với nha )

1 đáp án
119 lượt xem

Tôi ao ước bao năm cái đích tận cùng, Cho đến bây giờ vẫn còn ao ước, Chỉ có một điều, cứ dần vỡ lẽ Điều trong tuổi thơ chưa thể hình dung: Rằng cái đích ta nhìn thấu, khi chưa đi, Chỉ là một chặng trao cờ, trong cuộc chạy đường dài tiếp sức, Chỉ là khúc rẽ cửa sông, khi mở dòng ra biển, Tới đó, sông không dừng lại bao giờ! Ngay khi tới đích rồi, ta lại nhìn ra đích nữa xa hơn, Nhiều bình diện hơn, nhiều sắc màu hơn... Và lại phải lấy đà, ngay từ tầm cao mới, Để đi tiếp, không được quyền mệt mỏi, Vì cái đích hôm qua, nay mới chỉ là bệ phóng khởi đầu! (Trích bài thơ “Đích” của Bằng Việt) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả đề cập trong đoạn trích, “đích” được hiểu như thế nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Rằng cái đích ta nhìn thấu, khi chưa đi, Chỉ là một chặng trao cờ, trong cuộc chạy đường dài tiếp sức, Chỉ là khúc rẽ cửa sông, khi mở dòng ra biển? Câu 4. Lời khuyên : “Vì cái đích hôm qua, nay mới chỉ là bệ phóng khởi đầu” trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị? II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thức để chinh phục “cái đích tận cùng” trong cuộc sống. Giúp em vs

2 đáp án
92 lượt xem

Dựa vào dàn ý viết một đoạn cho đề:Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Ko chép mạng nếu chép mạng sẽ báo cáo vi phạm Đây là văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm nha Viết 1 đoạn trong dàn ý thôi nha đừng viết nguyên bài văn nha Thân bài : * Kỉ niệm của em khi em vào sân trường: -Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều. -Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”. -Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. -Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại. -Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo. -Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì. -Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo. -Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới. -Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

2 đáp án
26 lượt xem
1 đáp án
37 lượt xem

Dựa vào dàn ý viết một đoạn cho đề:Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Ko chép mạng nếu chép mạng sẽ báo cáo vi phạm Đây là văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm nha Viết 1 đoạn trong dàn ý thôi nha đừng viết nguyên bài văn nha Thân bài : * Kỉ niệm của em khi em vào sân trường: -Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều. -Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”. -Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. -Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại. -Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo. -Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì. -Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo. -Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới. -Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

1 đáp án
99 lượt xem

Dựa vào dàn ý viết một đoạn cho đề:Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Ko chép mạng nếu chép mạng sẽ báo cáo vi phạm Đây là văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm nha Viết 1 đoạn trong dàn ý thôi nha đừng viết nguyên bài văn nha Thân bài : * Kỉ niệm của em khi em vào sân trường: -Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều. -Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”. -Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất. -Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại. -Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo. -Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì. -Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo. -Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới. -Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

1 đáp án
26 lượt xem

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến. Thật vậy sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả thế giới nội tâm. Bóng tôi sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu (Quên hôm qua, sống cho ngày mai - Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP. HCM, tr.129) Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết tác dụng của việc phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Câu 2. Theo anh/chị điều “ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả đưa ra hai vấn đề: khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí và ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm có ý nghĩa gì? Câu 4: Anh chị có đồng tình với ý kiến: “sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả thế giới nội tâm” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách thức vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

1 đáp án
187 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Ðã bật lên những tiếng căm hờn. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích? Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta? Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều” Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.”

1 đáp án
156 lượt xem

“Mục tiêu mà bạn xác định sẽ luôn hướng dẫn cuộc sống của bạn từng giây từng phút. Mục tiêu dẫn đường cho những lựa chọn và hành động của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành học sinh giỏi nhất trường, bạn sẽ có những lựa chọn gì? Bạn sẽ chọn việc tập trung trong lớp học, ghi chú đầy đủ, chuẩn bị chu đáo cho kì thi. Khi bạn bè rủ bạn đi chơi sau giờ học bạn sẽ từ chối vì bạn biết rằng việc đó không giúp bạn đạt mục tiêu. Mặt khác nếu bạn xác định mục tiêu trở thành người chơi gôn chuyên nghiệp như Tiger Woods, bạn có lựa chọn và hành động khác không? Dĩ nhiên! Bên cạnh việc tập trung đạt điểm cao ở trường, bạn sẽ chọn việc đánh gôn và dành hàng giờ liền để chơi gôn. Tương tự, nếu mục tiêu của bạn là trở thành vận động viên bơi lội cấp quốc gia, bạn sẽ quyết định đi tập bơi. Bạn thấy không, mục tiêu quyết định những việc bạn làm. Mục tiêu quyết định những lựa chọn trong cuộc sống của bạn. Nguy hiểm nhất là khi bạn không có mục tiêu. Khi bạn không có mục tiêu,bạn không biết tập trung vào việc gì, và bạn sẽ có khuynh hướng làm những việc mà bạn cảm thấy quan tâm vào thời điểm đó. Bạn sẽ di chuyển khắp mọi hướng để quay lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói đơn giản, bạn chỉ hành động theo đám đông như một con cừu không hơn không kém. (Adam Khoo - Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ nữ, trang 186) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, mục tiêu mà bạn xác định có vai trò như thế nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết vì sao tác giả cho rằng: “Mục tiêu quyết định những lựa chọn trong cuộc sống của bạn”? Câu 4. Anh/chị rút ra được bài học gì từ ý kiến: “Nguy hiểm nhất là khi bạn không có mục tiêu”?

2 đáp án
99 lượt xem

Jonathan là một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ và hiện đang là tỷ phú. Authur cũng là một người thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ New York Times, phân tích tình hình kinh tế Mỹ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người – dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Arthur đang là tài xế của Jonathan! Điều gì đã giúp Johnathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại? Câu trả lời được tìm thấy qua một nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ. Các nhà nghiên cứu tập hợp nhiều trẻ em từ 4 đến 6 tuổi vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo với lời hứa rằng chúng sẽ nhận được một viên kẹo nữa nếu không ăn viên kẹo đầu tiên sau 15 phút chờ đợi. Kết quả thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến 10 năm sau đó. Qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ đã không ăn viên kẹo đầu tiên, giờ đã trưởng thành, tỏ ra thành công hơn về mặt học tập và những mối quan hệ bạn bè so với những đứa trẻ còn lại. Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc thiên tài, mà chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. Mỗi viên kẹo ẩn đằng sau nó là những cơ hội đưa chúng ta tiến xa hơn vào tương lai. Cũng có thể nói cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu. (Joachim de Posada & Ellen Singer, Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 03) Câu 1. Chỉ ra điểm giống và khác nhau của ông Jonathan và ông Authur được nêu trong đoạn trích? Câu 2. Theo anh/ chị điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại? Câu 3. Theo em, những nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ có ý nghĩa gì? Câu 4. Em có cho rằng “kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công” không? Vì sao?

1 đáp án
172 lượt xem

Nghiên cứu của tiến sỹ Binazir kết luận rằng xác suất bạn được sinh ra trên thế giới là 1 trong 400 triệu tỷ. Ông cũng khẳng định có sự tương đồng giữa quan niệm Phật Giáo xưa và khoa học hiện đại về khả năng tồn tại của một người. Đức Phật đưa ra minh họa về sự trân quý của kiếp người như sau: “Hãy tưởng tượng, một con rùa mù chìm dưới đáy biển, ngàn năm nổi lên một lần. Trong biển mênh mông có cây gỗ bị gió thổi trôi lênh đênh. Được sinh ra trong thân người cũng khó như việc con rùa mù nổi lên chui đầu trúng vào bọng cây khô". Binazir đã quyết định đánh giá nhận thức trong Phật Giáo với hiểu biết của khoa học hiện đại. Nhìn vào lượng nước trong đại dương so với kích cỡ của cành cây khô, ông kết luận rằng: xác suất để con rùa trồi lên mặt nước ngay trong lòng cây khô là 1 trên 700 triệu tỷ Tiếp đến, ông nhìn vào khả năng gặp gỡ, kết hôn và có con cùng nhau của cha mẹ bạn. Xa hơn về quá khứ , ông tính toán xác suất tất cả tổ tiên của bạn gặp gỡ và kết hợp với nhau để hình thành nên mỗi người trong tổ tiên của bạn. Kết luận là: “Khả năng bạn tồn tại gần như bằng 0”. “1 trên 400 triệu tỷ với 1 trên 700 triệu tỷ? Tôi có thể nói rằng hai con số này khá gần nhau, cho hai ý tưởng khá tương phản đến từ hai nguồn hoàn toàn khác biệt: học giả Phật Giáo xưa và nhà khoa học thời nay”. “Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng. Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu” - ông viết." 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng được sử dụng trong văn bản trên? Phân tích một trong số những đặc điểm của PCNN đã xác định? 2. Những con số trong văn bản có giá trị biểu đạt điều gì? 3. Xác định thông điệp của văn bản? 4. Thông điệp của văn bản được thực hiện qua các thao tác lập luận cơ bản nào?

1 đáp án
125 lượt xem