Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Ðã bật lên những tiếng căm hờn. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích? Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta? Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều” Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.”

1 câu trả lời

Câu 1: Thể thơ tự do.

Câu 2: Đất nước Việt Nam ta đã trải qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu vất vả, gian lao, đau khổ… trong các thời kỳ chiến tranh. Nhưng càng gian khổ khó khăn thì tinh thần đấu tranh của nhân dân ta lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ luôn lạc quan, yêu đời, ý chí kiên cường bất khuất luôn nghĩ đến những gì tốt đẹp nhất để có một tâm thế chiến đấu kiên cường bất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 3: Biện pháp tu từ: Nhân hoá. Hiệu quả nghệ thuật:

  • Tác dụng về mặt hình thức: Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, giàu nhịp điệu, giàu cảm xúc.
  • Tác dụng về mặt nội dung: Nhấn mạnh, thể hiện mạnh mẽ cảm xúc đau xót đến tột cùng của nhà thơ trước hình ảnh tang thương của quê hương, đất nước mình bị chiến tranh tàn phá.

Câu 4: Chiến tranh là giai đoạn vô cùng vất vả và gian lao đối với nhân dân, các anh chiến sĩ, bộ đội cũng như các cô gái thanh niên xung phong. Tâm trí họ luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và có thể hi sinh bất kỳ lúc nào. Nhưng điều đó không làm mất đi tình yêu của họ dành cho nhau. Chiến tranh không làm mất đi tình yêu thương trong con người. Cũng bởi tình yêu sâu sắc ấy càng thôi thúc con người ta mạnh mẽ kiên cường hơn để vượt qua gian lao thử thách chông gai, khắc nghiệt. Tình yêu và nỗi nhớ là nguồn động lực vô tận giúp ta đánh bại mọi khó khăn, vượt qua gian lao và đến với thắng lợi một cách vinh quang nhất.

Nếu có gì bạn để tin nhắn dưới phần cmt nhé. Vote 5 sao giúp mình nhé!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm