Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn. Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ. Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, Tr. 29) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống.

2 câu trả lời

1: PTBĐ có trong đoạn văn là: nghị luận, thuyết minh

2/ Theo đoạn trích:

người có lí: là luôn biết sửa đổi, điều chỉnh bản thân theo thế giới. thay đổi cho giống thế giới

Người vô lí luôn kiên định mình: kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.

3/Người vô lí biết nhận ra đúng sai, biết nên thay đổi hay không, có nên thay đổi hoặc có nên sửa đổi để cho người khác thấy được việc đúng việc sai của bản thân để từ đó tạo ra những bước ngoặt đặc biệt cho cuộc sống, cho thế giới

4/Thế giới không có người vô lí là thế giới sẽ không thể phát triển được mà sẽ cứ theo những định kiến cổ hủ. Biết nhìn nhận đúng sai, biết thay đổi, sáng tạo, vô lí hợp lí không hải là do xung quanh mà do những chính bản thân mình thay đổi để làm theo cho thấy điều khác biệt

bài văn mk ko biết làm sr ạ

#X

Câu 1: Nghị luận

Câu 2:

Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân

Câu 3:

Người vô lí là người dám làm, phát hiện và hành động theo những gì lạ thường so với sự nhìn nhận của thế giới. Họ có ước mơ, khao khát và nỗ lực hành động chinh phục ước mơ của mình. 

Câu 4:

Em không đồng tình với quan điểm này. Có thể chúng ta vô lí trong nhiều hành động, có thể chúng ta điều khiển thế giới theo bản thân mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mọi tiến bộ đều thuộc về sự vô lí. Người ta cần và phải dùng sự có lý kia làm căn cốt cho nhiều vấn đề. Và sự vô lí của hôm nay, một mai nó cũng trở thành có lí. Vậy nên, nhìn nhận như vậy đáng rất phiến diện. 

II Làm văn

Con người chúng ta luôn đặt ra cho mình những giới hạn. Nhưng bạn biết không, đặt ra không phải để đấy; đặt ra và phá vỡ giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống, điều đó thật thiêng liêng, lớn lao. Giới hạn nhận thức thông thường ở đây được hiểu là những điều ta đã rõ, đã biết, đã hiểu và luôn nghĩ nó là chân lí, là đúng. Trong lịch sử thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy những nhận thức thông thường như Trái Đất hình tròn, như không Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Và kết quả thì mọi nhận thức kia đều sai lệch. Vì thế, nên hãy đừng ngần ngại phá giỡ giới hạn nhận thức của bản thân bạn. Vì chỉ khi ấy, ta mới biết kiến thức của mình mỏng manh và yếu đuối đến nhường nào. Giới hạn sinh ra để phá vỡ và chỉ những kẻ tầm thường mới gùm mình trong giới hạn ấy mà thôi. Hình ảnh của những nhà bác học như Copecnich hay Galile chính là minh chứng giúp chúng ta hiểu rằng phải phá vỡ giới hạn nhận thức và nỗ lực tin vào ngày mai. Sống đời tầm thường, nhạt thếch, bạn sẽ không thể nào biết kiến thức của mình có thể dừng lại ở đâu và như thế nào. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm