Viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ và cảm xúc của em về tình hình dịch covid 19 đang diễn ra ở TPHCM và những khó khăn , mất mát do đại dịch này gây ra .

2 câu trả lời

Có thể nói đại dịch covid-19 đã cướp đi rất nhiều mạng sống của con người trên khắp thế giới. Khắp mọi miền đất nước Việt Nam đã và đang cố gắng cùng chung tay phòng chống, đẩy lùi Covid-19. TPHCM là 1 thành phố lớn, một trung tâm đô thị luôn tấp nập con người, nơi mà những phong cảnh, nhiều du khách tới đây để tham quan, khám phá cả những nơi chứa đựng tâm hồn như bảo tàng lịch sử, Di tích chiến tranh,... Nhưng khi dịch đến thì mọi thứ ở đây đều thay đổi, đều đã khác.

Có thể nói TPHCM bây giờ đag bước vào giai đoạn giãn cách. Chì vì chút lơ là, người dân có phần bớt đồng lòng, ra đường có người không đeo khẩu trang, còn mấy anh thanh niên thì lượn lách thách thức công an, chình quyền các cấp. Cộng thêm cái mất cảnh giác của những người hiện đang ngồi trên chiếc ghế giữ các cương vị thấp tới lớn đã giãn cách không cẩn thận gây nên đại dịch to lớn này. Không phải tôi nói theo trên mạng, báo chí bình luận thế nào mà viết đó. Tôi nhìn vào sự việc bắt đầu từ trước đó. Có thể các bạn không tin nhưng ta có thể so sánh vào năm 2020 cả nước ta đã phòng chống dịch như thế nào ? Dịch vừa bắt đầu, nước ta lúc đó chưa có vắc xin, chưa có gì cả, nhưng cả nước đã cùng nhau thực hiện giãn cách, chung tay vì cộng đồng, vì đất nước, để rồi khi hết giãn cách cả nước reo hò ăn mừng , cổ vũ. Nhân dân vẫn ra đường nhiều người vẫn chấp hành đeo khẩu trang, thực hiện 5K,...

Vậy 2021 có gì thay đổi??

Nói đơn giản ta có thể thấy dịch đến chậm, từ vụ giáo xứ có người mắc đến nhiều vụ khác nữa ta đã chuẩn bị gì? Vắc xin, khẩu trang,.. và nhiều biện pháp đã có để dập tắt đại dịch. Nhưng khi đại dịch tới thật sự thì sao ? Cho hỏi lần Vắc xin về ai tiêm đầu? Quan chức ngồi phòng lạnh à ? Vâng họ tiêm trước vì còn chuẩn bị cho các cuộc họp, các việc quan trọng khác. Vâng nhưng cái tôi nói ở đây không phải là những người đó mà là những người cậy quyền tham mưu mà tiêm trước, dẫn cả họ hàng đi tiêm sớm. Vậy họ tiêm làm gì? Người dân còn đang chờ tiêm để có thể đi làm, làm mà phục vụ cho chính mình, phục vụ cho nhà nước chứ không phải để cho mấy người họ tiêm để ngồi phòng mát, tụ tập, đánh bài. Họ bị bắt, bị kiểm điểm làm gì? Người dân không quan tâm cái đó. Cái mà họ đang nghĩ trong đầu là mình tiêm chưa? khi nào tiêm ? có phải trả phí không? và tiêm liều của nước nào? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, yêu dân chứ không phải mấy người họ có lòng đi tiêm sớm tiêm trước rồi ngồi trên nhìn dân, Nhiều công ty giàu, họ mất cả chục tỷ vì dịch. Vâng tôi hiểu , hiểu chứ, hiểu cái cảnh dù mất cả tỷ nhưng vẫn chấp nhận đi ra chợ, lên mạng, siêu thị mua cả tấn đồ dùng thiết yếu về nhà mà tích trữ. tích trữ làm gì ? Nói người giàu thì tội người nghèo vậy chuyển sang người nghèo. ta thử phân loại nhỉ?

Người bán đồ bên ngoài vẫn bán đồ kìa! ai nói không bán? Họ bán cho dân, bán vì lợi nhuận mà. Khoan đã, Họ bán với giá gì vậy ? cắt cổ à ? 1 bó rau thường ngày 15k được 2 bữa, vậy giờ 1 bó rau cả 50k. Vâng chơi kiểu đó quê tôi đầy thằng khôn. Còn người dân thường ngèo nhưng mỗi ngày có cái ăn, cái mặc hiện nay? Nói họ làm gì sai thì cũg không hẳn. Nhưng phải công nhận họ biết nghĩ hơn nhưng tầng người còn lại. Họ không theo kiểu đám đông cần mua nhiều mà tích trữ, cũng không bán giết người để thu lợi cao,.. mà họ biết tính toán. Ở đây tôi không có ý khen nhưng hỏi thật ai làm được việc này? Họ biết cửa hàng, Siêu thị, Và nhiều nơi bán khác vẫn mở của để bán đồ để họ có thể mua từ từ. Nhường người này, người nọ nhưng họ không hiểu, không hiểu sao lại như vậy, thôi kệ cứ mua cho nhiều đã.

Bây giờ sao rồi ? chỉ thị gì ? cấm luôn cho lành. Tôi không phải chê bai nhưng đúng, tôi có lời khen cho Thủ Tướng Phạm Minh Chính và nhiều người quan chức thanh liêm, trong sáng, Họ vẫn đứng trên bục, họ vẫn giải thích cho mọi người ở dưới hiểu dù họ đã già, họ có đi học. vậy nếu nghe rồi cho tôi hỏi lại là họ đọc lại được không? Ghi nhớ à? cũg được nhưng họ có làm không? hay dày đến nỗi thích làm gì thì làm, ăn chơi xong nhường chức cho con cháu rồi trốn tránh trách nhiệm à? hay rủ nhậu rồi dạo chơi thuyền để bị lật? Họ làm cái gì vậy?

Đến lúc giãn cách theo đúng nghĩa là ở yên tôi mới hiểu được cái mà người ta gọi là khôn. Khôn này dành cho mấy thằng vượt mọi thủ đoạn, vượt luật, thách thức công an. mấy thằng này đã không chấp hành để rồi khi bắt cái là im re, sao im ? mất cái loa rồi sao nói hả ? Covid19 là lúc ta ngồi xem và ôn lại kỉ niệm, những gì mà ta đã làm trong thời gian qua, sống chậm lại và thực hiện theo chỉ thị của "thủ tướng và các chính quyền". Tôi biết lần này khó khăn hơn. Nhưng với một học sinh như tôi thì theo những gì mà tôi nghĩ ta nên chấp hành. Tiêm thì nên tiêm, chấp hành vẫn chấp hành. Có gì nói thật, đừng khai báo giả để rồi đùng cái im re, hiền hơn vẻ mặt hung dữ trước đó. 

Mong sẽ vượt qua được đại dịch, chiến thắng tất cả, Như Bác Hồ đã từng nói trong bản tuyên ngôn độc lập: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy." Quyết thắng!

#X

Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố có chiều dài lịch sử lâu đời và gắn bó liên tục với nhiều thế hệ người Việt Nam. “Rồi, Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày sập mưa bỗng tối”. "Rồi, Thành phố Hồ Chí Minh bệnh..."Sài Gòn đã trải qua chiến tranh, nghèo đói, dịch bệnh.

Tôi không sống trong thời chiến tranh, tôi được sinh ra và lớn lên trong thời kì đã hiện đại hóa. Tôi đã và đang chứng kiến trận đại dịch bệnh của Thế giới. Đó là dịch COVID-19: không tiếng súng, không khói lửa như chiến tranh; không lây lất như hồi đói; không khí im lặng, u ám, buồn bã. Ngoài mặt trận chống dịch, các y bác sĩ phải chạy đua với thời gian truy vết, khoanh vùng, dập dịch bất kể ngày đêm. Cứ mỗi sáng, trưa, chiều, tối, tôi luôn theo dõi từng con số - người nhiễm bệnh. Mà nhói tận tim, rồi thầm khóc từng đêm. Tất cả đang hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, đau và rất đau ! 

Tôi đau, khi thấy bé gái 2 tuổi thấy mẹ (nữ bác sĩ chống dịch) trên tivi, òa khóc, đòi bế !

Tôi đau, khi thấy những bé còn bế trên tay, hay những bé mới chập chững biết đi trong đoàn người đi cách ly tập trung !

Tôi đau, khi thấy những người mất vì COVID, không có người thân nào bên cạnh, và thật sự rất đau khi thấy những người ở lại quỳ lạy người thân của mình từ rất xa quan tài !

Thương và rất thương !

Tôi thương các y bác sĩ không có thời gian ăn uống nghỉ ngơi, xa người thân gia đình. Chỉ kịp ăn vội bát mì tôm rồi nằm ngã lưng vội trên hành lang hay đường đi.

Cơn đại dịch này đã làm mất mát rất nhiều thứ. Làm mất đi nhiều người thân. Lương thực thiếu thốn. Nhưng chúng ta vẫn đồng tâm hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi tin tưởng rằng với tinh thần không ngại khó khăn, gian khổ của các y bác sĩ. Chắc chắn họ sẽ không chùn bước trước dịch bệnh. Họ sẽ luôn có mặt ở đó - ở tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tử hôm nay. Cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh và biết ơn với những y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

@chúc bạn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm