• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1)Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài, gặp gỡ, làm quen với những người khác, bạn lại thích online trên các mạng xã hội và đọc tin tức, lướt web giải trí... (2) Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad... giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa...tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách. (3) Điều này khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp trực tiếp, thói quen giao tiếp dần dần bị loại bỏ, bạn không còn phản xạ linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa. Dần dần, kỹ năng giao tiếp của bạn trở nên hạn chế và do đó, bạn ngày càng ít giao tiếp hơn. Bạn trở nên e ngại với việc giao tiếp thực tế, trở nên nhút nhát, thụ động khi nói chuyện mặt đối mặt. (Theo Kina.vn-Nhút nhát của giới trẻ – Nguyên nhân và cách khắc phục) Câu 1. Sự phát triển của mạng xã hội được nói đến trong đoạn văn đồng nghĩa với điều gì? Câu 2.Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định của tác giả: Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad... giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa...tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn (3)? Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên? Vì sao?

2 đáp án
90 lượt xem
2 đáp án
69 lượt xem

Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mấy vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục loan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta. Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”. Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống. Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người. Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé dã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che. Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người. THẾ LÂM (http://laodong.vn/dien-dan/ tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc-593337.ldo) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”? Câu 4: Qua đoạn trích anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? II. Làm văn Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

2 đáp án
110 lượt xem

I. Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (…) Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”? Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào? Câu 4:Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường? Vì sao?

2 đáp án
177 lượt xem

I. Phần đọc - hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”? Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng). II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1:Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.

2 đáp án
163 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem