Giúp mình với ạ Phân tích phần 1 bài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm " Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi ..... Làm nên đất nước muôn đời "
2 câu trả lời
Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân . Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước .
Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước .
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu abây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc .
Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người .
Đất Nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ … gợi lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủy chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược .
Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.
Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minh chứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa , giầu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình .
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn . Gừng tất nhiên là cay, muối tất nhiên là mặn .
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Bên cạnh việc giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, tổ chức văn học, phong trào yêu nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn thuộc thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nà và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người VN. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khi Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đất nước trong thơ VN hiện đại. Trong đó, đoạn thơ từ "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi.." cho đến "Làm nên đất nước muôn đời" chính là những cảm nhận sâu sắc của chính tác giả về đất nước qua phương diện thời gian, không gian và văn hóa.
Những câu thơ đầu tiên đem đến một định nghĩa mới mẻ về đất nước, đó là đất nước có từ bao giờ. Trong bình diện thời gian, đất nước được hình thành từ rất lâu đời, có lịch sử lâu đời, từ những câu chuyện xa xưa và trải qua quãng thời gian dài đằng đẵng. Trong bình diện không gian, "không gian mênh mông" gợi ra một không gian bao la, rộng lớn. Đó là không gian cư trú của cả một dân tộc vì "Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ". Đồng thời, đất nước của dân tộc VN cũng là đất nước gắn liền với chim thần, rồng thiêng. Đó chính là nguồn cội của dân tộc VN anh dũng, sau đó là biết bao thế hệ cha anh tiếp nối anh dũng truyền thống cao đẹp đó. Không gian huyền thoại gợi việc đất nước vĩ đại, vẹn tròn được tạo nên từ những điều nhỏ bé, bình dị. Trong bình diện văn hóa, văn hóa ăn sâu vào đời sống thường nhật của mỗi gia đình, mỗi con người qua hình ảnh miếng trầu, thói quen búi tóc sau đầu, chén muối đĩa gừng trong bữa ăn của gia đình VN, qua tập tục đặt tên, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống cần cù trong lao động và truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp. Để rồi, chính tác giả kết luận định nghĩa về đất nước mang đậm tư tưởng nhân dân, đó là đất nước vì nhân dân. Những dòng thơ cuối khẳng định tâm tình đất nước là máu xương của mỗi dân tộc VN. Vì thế, mà chúng ta cần biết yêu thương, cần biết làm rạng danh cho đất nước quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn.
Tóm lại, đoạn thơ được trích trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã cho em thấy được những vẻ đẹp và định nghĩa mới mẻ, đậm chất nhân dân về đất nước của dân tộc.