phân tích 6 câu cuối đoạn 1 tây tiến ko chép mạng chi tiết 1 chút

2 câu trả lời

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Gi ới thiệu về sáu câu thơ cuối bài thơ "Tây Tiến".

2, Thân bài

a, Sự hi sinh của người lính Tây Tiến

- "Áo bào"

- "Sông Mã"

- "khúc độc hành"

b, Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

- "Người đi"

- "Không hẹn ước"

- Từ láy "thăm thẳm"

- "Ấy"

- Địa danh: Sầm Nứa

3, Kết bài

II, Bài văn tham khảo

Người lính là một trong những đề tài quen thuộc của các nhà văn, nhà thơ. Có thể kể đến như "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật hay bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu. Nhưng đến với bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng, người đọc được đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đặc biệt là trải qua rất nhiều tâm trạng, cảm xúc khi đến với sáu câu cuối của bài thơ.

Biết rằng ra đi là không hẹn ngày trở lại nên những người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, vì vậy sự hi sinh của họ được hình dung trong tư thế của những chiến binh anh hùng:

 “Áo bào thay chiếu anh về đất

  Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Quang Dũng đã sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Nhà thơ từng trải lòng về câu thơ trên “Sự thật khi người lính ngã xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để an ủi những người đã nằm xuống”. Sự khắc nghiệt của chiến trường, sự khó khăn gian khổ trong chiến đấu, vậy mà khi ngã xuống câu thơ sao mà nghe nhẹ nhàng đến vậy. Không phải là ngã xuống, không phải là chết mà đơn giản là “anh về đất”. Mỗi chúng ta ai chẳng sinh ra từ đất mẹ Xi –ta, ai chẳng từ luống cày mà lớn lên. Vậy nên giờ đây các anh chỉ là đang ngủ một giấc thật dài, thật bình yên bên đất mẹ dịu dàng và ấm áp. Câu thơ với biện pháp nói giảm nói tránh đã tạo cho câu thơ bi mà không lụy ý, thơ mang đến một cảm giác vĩnh hằng, là thế giới của:

“Những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về”

                                                   (Nguyễn Đình Thi)

Khép lại đoạn thơ là hình ảnh "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Địa danh sông Mã được lặp lạitạo nên một kết cấu trùng lặp. Sông Mã gắn bó với từng chặng đường hành quânvà có mặt ngay cả trong giờ khắc người lính hi sinh. Bên cạnh đó, nghệ thuật nhân hoá kếthợp động từ mạnh trong ý thơ "gầm lên khúc độc hành" vừa tái hiện cảm xúc đau đớn, giận dữ của dòng sông Mã trước sự ra đi của người lính Tây Tiến. Dường như sông Mã thay lời đất nước cất lên lời tiễn biệt với người lính. Nói đến đây ta lại nhớ đến một nhận xét khá tinh tế của nhà thơ Vũ Quần Phương khi cho rằng cái âm vang của sông Mã chính là âm vang rung chuyển và ngự trị cả một vùng thiên nhiên đất trời được sinh ra từ những mất mát câm lặng của con người.

Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc :

“Tây Tiến người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với  đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.

Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đời.

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!"

Gục lên súng mũ là cách nói của những chàng thanh niên Hà Nội giúp làm giảm đi nỗi đau của cái chết và nỗi tang thương đi rất nhiều. Người lính ra đi nhưng đồng đội của anh lại tiếp tục tiếp bước. Thiên nhiên lại tiếp tục thử sự chịu đựng của người lính với những nỗi đe dọa đến tính mạng:

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm về Mường Hịch cọp trêu người"

Mối nguy hiểm hiện ra xung quanh không chỉ theo thời gian mà còn theo không gian. Cảnh tượng này không phải những người lính mới gặp lần đầu mà họ đã quen với nó. Dường như chiều nào tiếng ghê rợn ấy của núi rừng cũng đều vọng lại đều đặn, nên giờ đây khi họ nghe thấy tiếng thú dữ, tiếng thác gầm họ không còn sợ nữa. Họ xem đó là một thú vui trên đường dài vất vả. Từ “trêu” thể hiện rõ điều này.

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Những vất vả gian truân để chỗ lại cho cảm giác đầm ấm của tình quân dân. Câu thơ như một lời động viên nhẹ nhàng tiếp sức cho người lính trên đường dài.

Khổ thơ quả là một bức tranh chân thực về cuộc sống và về chính những người lính Tây Tiến. Dù khó khăn nhưng họ đã vượt qua bằng nghị lực bằng niềm lạc quan phơi phới vốn có của tuổi trẻ. Những người lính như họ đã làm nên đất nước. Bên cạnh nội dung khổ thơ là cả một đặc sắc về nghệ thuật, cách sử dụng phối hợp nhiều câu thơ vần trắc vẽ nên khung cảnh hoang vắng cùng với sự kết hợp hài hòa với những câu thơ vần bằng giúp tạo cảm giác nhẹ nhõm. Cách dùng điệp từ và ngắt câu tạo cho khổ thơ âm hưởng lúc thì dữ dội lúc thì nhẹ nhàng. Dùng các địa danh cụ thể nghe là ta cũng biết được phần nào nỗi khó khăn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm