Viết một đoạn văn khoảng 200 từ nói về Phải chăng sự phán xét giam hãm bạn
2 câu trả lời
Nếu chọn lấy bức tranh biếm họa tiêu biểu nhất, có thể nói lên tính cách của nhiều người khi tham gia thế giới mạng nói chung, tôi sẽ lấy bức tranh này: Biểu tượng Facebook được vẽ thành cái cổng, từ phía bên này là những con người bình thường nhưng sau khi bước qua cổng, họ lại trở thành… luật sư, thầy cãi, thẩm phán đầy uy quyền, hầu như ai cũng cho mình có cái quyền được phán xét, chỉ trích người khác.
Một lời họ nói ra lừng lững uy quyền, không trật đi đâu được, các phản biện khác chỉ sai lè lè, không thèm chấp! Với các trường hợp này, tôi nghĩ, do chỉ đối diện với bàn phím, không ít người đã quên đi thế giới bên ngoài nên thản nhiên “múa gậy vườn hoang”. Họ nghĩ gì viết nấy, không cần phải cân nhắc liệu các comment, note, status của mình có thể tổn thương đến ai khác không? Mà không riêng gì “thế giới ảo”, trong đời thật cũng chẳng khác gì.
Nhiều người cho mình có cái quyền được phán xét người khác, nhìn vào đâu cũng thấy sự đáng ghét, khó ưa nên vội vàng kết luận theo suy nghĩ cá nhân rất sai lệch. Hỡi ôi, sự vận động trong cuộc sống không hề đơn giản như một cộng một bằng hai. Có những sự việc đang là thế, diễn ra như thế nhưng nếu không đặt mình vào trong hoàn cảnh ấy, chắc chắn mình sẽ có một kết luận theo cái nhìn chủ quan, chưa chắc đã đúng và trúng.
Tôi xin kể mẩu chuyện nhỏ:
Thời kháng chiến chống Pháp, thi sĩ Xuân Diệu đi thực tế sáng tác, ông được phân công ở cùng gia đình bố con bác nông dân. Chiều nọ, ông ngồi làm thơ bỗng nghe tiếng khóc tấm tức. Thì ra, cô gái nhỏ của chủ nhà vừa ngủ dậy, đang ngồi khóc ngon lành. Ông bố đến hỏi tại sao, em cũng không trả lời, cứ khóc thút thít. Tiếng khóc ngần ngật buồn bã cứ kéo dài, chẳng ai hiểu do cớ sự gì, dỗ mãi cũng không nín. Bực quá! Ông bố muốn phết cho vài roi nhưng Xuân Diệu can: “Đừng đánh em. Tội nghiệp! Biết đâu trong giấc mơ chiều nay, em mơ thấy gì chăng?”.
Ngẫm cũng có lý, bác nông dân gặng hỏi thì em đáp vừa nằm mơ thấy mẹ. Thức dậy, không có mẹ nên nhớ quá mà khóc. Thật vậy, vợ của bác vừa mất trong một trận càn của giặc Pháp. Sự nhạy cảm, tinh tế của Xuân Diệu về trường hợp của cháu bé mồ côi thật cảm động. Thế đấy, nếu không hiểu thấu ngọn ngành, người ta dễ dàng có một kết luận không đúng, dù mắt đã thấy, tai đã nghe.
Nhiều người đã đọc Kinh thánh, có lẽ vẫn còn nhớ lúc Chúa Jessus đến núi Ô-liu. Tảng sáng, ngài trở lại Đền Thờ, có người dẫn đến một phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, nếu theo luật thì phải chịu hình phạt ném đá đến chết. Trước tình huống này, ngài đã nói một câu nổi tiếng và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Tự xét lại chính mình, dần dà, đám đông bỏ đi hết. “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”. Rõ ràng, trước khi phán xét một ai đó, mỗi người phải tự soi rọi lấy chính mình, bằng không chỉ thấy “cái dằm trong mắt người khác mà không thấy cây đa trong mắt mình”.
Câu nói trên có tầm khái quát một triết lý sống. Sống trên đời, sự chỉ trích, phán xét thật ra rất dễ dàng bởi lúc ấy, con người ta quên mất mình là ai, chỉ còn lại “cái tôi” to tổ như cái đình chiếm hết trong óc. Sống trên đời, biết nhìn ra sự tốt đẹp của người khác thật khó, khó lắm bởi lúc ấy, con người ta kiêu ngạo với “cái tôi” và cho rằng hoàn hảo nhất.
Thật khó chịu, khi trò chuyện với ai đó, họ luôn ưỡn ngực xưng tên, mọi lúc, mọi nơi đều tìm cách “đánh bóng” bản thân. Thái độ ngớ ngẩn ấy, làm sao có thể nhìn thấy vẻ đẹp của người chung quanh? Đừng quên, dù về địa vị xã hội, tuổi tác, thu nhập… dù thua kém nhưng ai dám bảo họ không có những điều hơn hẳn mình?
Trong cuộc sống hiện đại, hầu như mỗi chúng ta - dù không cố tình, nhưng đều vấp phải một sai lầm là sống quá vội. Vội đến độ khi chứng kiến một điều gì đó, chưa kịp tìm hiểu thấu đáo đã vội vàng kết luận chắc chắn như đinh đóng cột. Sự vội vàng này nguy hiểm đến độ không có cơ hội sửa chữa.
Mấy hôm nay, tôi suy nghĩ đau đáu về một chuyện đau lòng vừa xảy ra tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình): Biết anh trai mình thiệt mạng sau khi cấp cứu, nam thanh niên 19 tuổi đã dùng dao bấm đâm chết nam bác sĩ 60 tuổi, một bác sĩ khác bị trọng thương. Đó chính là hậu quả của sự phán xét vội vàng, thiếu kiềm chế và tất nhiên sẽ bị luật pháp trừng trị. Tội nghiệp cho những lương y cứu người nhưng lại không thể bảo vệ được mạng sống của chính mình trước cái xấu.
Khi chúng ta bàn về “Sức khỏe cho tâm hồn”, ai cũng muốn cùng hướng về cái đẹp, lòng nhân ái, san sẻ cho nhau những mầm xanh tươi tốt, những bông hoa thắm hương nhưng rồi đôi lúc cũng không thể đứng ngoài thời cuộc.
Tôi nghĩ, qua đó, ta lại càng thêm quý báu những mầm thiện đang được vun vén chắt chiu, gìn giữ mỗi ngày. Và có lẽ một trong những điều cần nhắc nhở nhau, trước lúc phán xét ai về một điều gì, sự cẩn trọng phải là yếu tố đầu tiên, nếu không sẽ tổn thương đến người khác.
Chỉ là thế thôi ư? Không đâu. Làm sao có thể quên được lời dặn dò của một triết gia khuyết danh đã từng nhắn nhủ: “Cuộc sống là tiếng vọng. Điều bạn gửi đi quay trở về. Điều bạn gieo trồng bạn sẽ gặt hái. Điều bạn cho bạn sẽ nhận lại. Điều bạn thấy ở người khác tồn tại trong chính bạn”.
Tham khảo thêm những bài làm mẫu suy nghĩ của em về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh hay nhất
Đừng vội phán xét người khác
Con người cao bởi chữ "nhẫn", quý ở chữ "thiện" và hơn nhau ở chữ "ngộ". Vạn vật nhờ nước tẩy rửa mà sạch sẽ, không tẩy tất sẽ ô uế. Vạn vật nhờ ánh mặt trời chiếu rọi mà tươi đẹp, không thì tất sẽ suy yếu. Vạn vật nhờ tĩnh lặng mà thanh sạch, không tĩnh tất sẽ hỗn loạn, không thật. Con người cũng vậy, sống trên đời phải thời thời khắc khắc, nhắc nhở bản thân tu dưỡng thành người thượng đẳng, cao quý!
Cuộc sống vốn ngắn ngủi lắm, làm điều tốt đẹp chưa được bao nhiêu thì đừng làm điều xấu. Bạn sống thanh thản vui vẻ chẳng được bao lâu thì đừng mang khổ nghiệp vào thân.
Càng trải nghiệm cuộc sống, chúng ta sẽ càng ngộ ra nhiều điều quý giá. Rồi bạn sẽ thấy: người được học nhiều khác xa với người ít học. Chỉ có những người kém hiểu biết thì mới có tính khinh người mà thôi. Và trong tất cả cái khổ thì khổ nhất là cái khổ vì thiếu hiểu biết.
Con người cao bởi chữ "nhẫn", quý ở chữ "thiện" và hơn nhau ở chữ "ngộ". Con người cao ở “nhẫn”: Trong mọi việc đều có thể “nhẫn” thì phẩm chất sẽ tự nhiên cao. Con người quý ở “thiện”: Trong cuộc đời luôn tích đức, làm việc thiện thì mới là đáng trân quý. Con người hơn người khác ở chỗ “ngộ”: Một người có thể hiểu thấu nhân sinh thì mới là kiệt xuất, hơn người.
Đời người, công danh lợi lộc chỉ như mây khói thoáng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào, duy chỉ có “tiếng thơm” là lưu truyền mãi mãi. Đừng bao giờ hạ thấp người khác để nâng mình lên, hãy khiêm tốn, cung kính, nâng người hạ mình thì người đó mới là đấng quân tử.
Đừng phán xét ai cả. Đằng sau mỗi người đều có một câu chuyện và những vấn đề riêng mà chỉ có họ mới có thể hiểu hết. Bạn có thích người ta phán xét mình không? Nếu bạn không thích điều gì xảy ra với mình thì cũng đừng nên làm điều đó với người khác.
Đừng xem thường ai khi họ chưa có gì bởi vì loài người thường lạ lắm, khi sa cơ không lời an ủi thì lúc thành công họ cũng không cần tiếng vỗ tay. Hãy tôn trọng và đối đãi tốt đẹp ngay cả khi họ chưa là gì, đó mới là lòng tốt thật sự.
Đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính, đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
Mọi việc trong đời, cần xét xem nên làm thì hãy làm, không nên làm thì không nên làm là được rồi. Đừng quá khắt khe, đòi hỏi ở người khác, những việc bản thân không muốn thì đừng áp đặt lên người khác. Đừng quá khắt khe với bản thân, những việc không muốn cũng đừng áp đặt bản thân, hãy để tự nhiên.
Khi giận dữ, chính bạn sẽ là người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Tha thứ là một trong những đỉnh cao của sự vĩ đại. Trời cao, biển rộng đến mấy cũng không mênh mông bằng tâm hồn con người.
Khi hiểu được những điều trên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc an lạc ngay trong thực tại. Giác ngộ khiến con người có thể cảm thấy sự an nhiên tận hưởng cuộc sống trong từng phút từng giây trôi qua, đối diện một cách giác tỉnh và đầy trí tuệ trong mọi hoàn cảnh thăng trầm cuộc sống.
Xem thêm các bài văn mẫu nghị luận xã hội Không có ai là hoàn hảo cả
Một số đoạn văn ngắn hay suy nghĩ về việc phán xét người khác
Đoạn văn số 1:
Mỗi chúng ta ai cũng có cơ hội được là chính mình, theo đuổi ước mơ riêng. Vì thế, hãy thôi phán xét người khác, đừng để mình bị xoáy theo những tiếng ồn ào xung quanh.
Khi phán xét một người nào đó bạn đã hiểu về những hành động họ làm hay không? Hay đơn giản bạn chỉ nghĩ rằng những việc họ làm, họ nói là không bình thường, không giống như mọi người? Vậy đã từng bao giờ bạn nghĩ rằng trước khi phán xét một người khác, bạn hãy xem người đó có được những điều kiện thuận lợi như bạn?
Giả sử bạn thấy một người nào đó không đi học đại học, bạn sẽ cho rằng người đó lười học, không có chí, mải chơi… Nhưng có khi nào bạn nghĩ rằng họ rất muốn đi học nhưng điều kiện không cho phép, gia đình khó khăn, họ phải bươn chải với cuộc sống vất vả. Bạn nhìn họ với ánh mắt khinh thường khi họ không có được trình độ như bạn, nhưng khi bạn ở vào hoàn cảnh của họ liệu bạn có mạnh mẽ được như thế?
Chúng ta thường hay nghe một người tiết kiệm phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người khác là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai người khác chân bọ ngựa. Và một người thích bay nhảy cười chê những người thích ở nhà là thụ động, kém sáng tạo. Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến khi mệt mỏi đến khi chúng ta nhận ra rằng đôi khi chúng ta phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra kinh nghiệm là đừng phán xét người khác một cách dễ dàng.
Tôi có một cô bạn làm công chức, lương không cao, gia đình cũng không giàu có, ai cũng nói rằng cô ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Vậy mà đùng cái cô ấy đưa ra quyết định đi Pháp du lịch một chuyến. Gia đình phản đối nói cô phung phí, đồng nghiệp xì xầm rằng cô đua đòi. Nhưng cô vẫn quyết tâm đi. Cô tâm sự với tôi rằng: Từ hồi còn nhỏ cô đã luôn ước mơ được một lần đặt chân đến thành phố Paris hoa lệ, được ngắm cho thỏa thuê “Kinh đô ánh sáng” của thời đại. Ước mơ đó theo cô mỗi ngày. Vì vậy cô đã cố gắng dành dụm, chi tiêu dè xẻn để thực hiện được ước mơ đó. Chỉ đơn giản thế thôi. Cô hỏi tôi: Tiền có mang theo được suốt đời không? Và tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo suy nghĩ áp đặt của người khác.
Tôi không thể tìm ra được câu trả lời đủ thuyết phục cho câu hỏi đó. Bởi thế tôi luôn mang theo câu hỏi của cô bên mình. Nó nhắc nhở tôi rằng, rất nhiều khi chúng ta vì quá lo lắng đến những gì người khác đã nói, sẽ nói mà không dám sống thật với bản thân mình.
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình có quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn, nhưng không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất, mà điều tồi tệ là chúng ta sẽ chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Vậy sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình.
Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình, khi sinh ra chúng ta không được chọn lựa có ngoại hình đẹp hay ở trong gia đình giàu có. Nhưng trong mỗi chúng ta ai cũng có cơ hội được là chính mình, làm điều mình thích, theo đuổi ước mơ của riêng mình. Vì thế, hãy thôi phán xét người khác, đừng để mình bị xoáy theo những tiếng ồn ào xung quanh. Hãy tôn trọng người khác và nghe theo chính mình!
Đoạn văn số 2:
Mỗi người sống đều có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, người khác sẽ không cách nào hiểu được tường tận. Vậy nên, đừng vội vàng chỉ trích hay phán xét người khác khi không hiểu gì về tình huống chân thực của họ.
Có một câu chuyện ngụ ngôn, kể rằng: Có một chú heo, một chú cừu và một chú bò sữa bị nhốt trong một chuồng. Có một lần người chủ bắt chú heo, heo liền lớn tiếng kêu thất thanh và chống cự mãnh liệt. Cừu và bò sữa không thích tiếng kêu của chú heo nên giận giữ chỉ trích: “Ngươi thật là làm quá, ông chủ mỗi lần đến bắt chúng ta thì chúng ta cũng không kêu to ầm ĩ như ngươi”. Chú heo nghe xong liền đáp lại: “Việc bắt các anh và bắt tôi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ông chủ bắt các anh chỉ là muốn lấy lông và sữa của các anh, nhưng ông ấy bắt tôi là muốn lấy mạng của tôi, các anh có hiểu không?”. Cừu và bò sữa nghe xong đều lặng yên không nói được lời nào…
Câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn ngủi và đơn giản nhưng lại rất sâu sắc. Nó nói cho chúng ta biết rằng, người có lập trường không giống nhau, ở vị trí và hoàn cảnh khác nhau thì sẽ rất khó để hiểu được đối phương. Nếu như chúng ta có thể đứng trên lập trường của người khác để nhìn nhận vấn đề thì có thể lý giải được người khác từ sâu trong nội tâm của mình.
Có một câu chuyện khác như thế này: Một vị bác sĩ sau khi nhận được cuộc điện thoại tiếp nhận một ca phẫu thuật gấp, liền vội vã chạy nhanh nhất đến bệnh viện và thay đổi trang phục. Cha của bệnh nhân nam đã không kìm chế được bực tức mà trách: “Tại sao ông lại có thể đến muộn như vậy chứ? Chẳng lẽ ông không biết được rằng con trai tôi đang ở vào tình thế nguy hiểm sao? Ông đúng là người mà một chút trách nhiệm cũng không có!”. Bác sĩ nhẹ nhàng cười nói: “Thật xin lỗi, vừa rồi tôi không trực ở bệnh viện, khi nhận được điện thoại tôi đã lập tức đến ngay. Xin ông bình tĩnh một chút!”.
“Bình tĩnh? Nếu như người nằm trong phòng phẫu thuật là con trai của ông thì ông có thể bình tĩnh được không? Nếu như hiện tại con trai của ông chết rồi thì ông sẽ như thế nào đây?”, cha của bệnh nhân phẫn nộ nói. Bác sĩ lại ôn tồn: “Được rồi. Tôi sẽ đọc thầm Kinh thánh. Hãy cùng cầu nguyện cho con trai của ông đi!”. Cha của bệnh nhân lại tức giận nói: “Chỉ có người thờ ơ với sự sống chết của người khác mới có thể nói được những lời như vậy!”.
Mấy tiếng sau, ca phẫu thuật thành công, bác sĩ từ trong phòng phẫu thuật đi ra vui vẻ nói với cha của bệnh nhân: “Cảm ơn trời đất, con trai của ông được cứu rồi!”. Không chờ người đàn ông kia trả lời, vị bác sĩ vội vã rời đi và nói: “Nếu như có vấn đề gì, ông có thể hỏi y tá”.
Cha của nam bệnh nhân giận dữ bất bình nói với y tá: “Ông ta thật ngạo mạn! Ngay cả việc tôi muốn hỏi tình huống của con trai mình có mấy phút đồng hồ mà cũng không được!”. Nữ y tá rớt nước mắt nói: “Con trai của bác sĩ hôm qua đã mất vì tai nạn giao thông, lúc chúng tôi gọi điện cho bác sĩ đến mổ cho con trai của ông là bác sĩ đang trên đường đến nhà tang lễ. Bây giờ đã cứu sống được con trai của ông rồi, bác sĩ phải vội vàng trở về để chôn cất cho con trai mình…”.
Cuộc sống của người khác phát sinh việc gì, họ đang trải qua khó khăn và trắc trở gì, đứng tại lập trường của mình, chúng ta cũng không biết được, những điều chúng ta nhìn thấy chỉ là bề ngoài mà thôi… Chúng ta có từng trải qua khổ đau mới hiểu được nỗi đau của người khác. Chúng ta có trải qua con đường đời gập ghềnh nhấp nhô như thế nào mới hiểu được người khác cũng trải qua như vậy. Một người thực sự hiểu được tu dưỡng bản thân sẽ hiểu được “lời nói có lợi có hại”, hiểu được không nên nhìn nhận vấn đề từ một phía. Như vậy thì giữa con người với con người, việc làm tổn thương nhau sẽ giảm đi rất nhiều.
Có câu: “Hạnh phúc không phải được quyết định bởi tài phú, quyền lợi và dung mạo mà là được quyết định bởi mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh”. Bạn muốn là một người vui vẻ hạnh phúc thì hãy lấy việc “đối xử tử tế” với người khác làm điểm xuất phát đi nhé!
(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
Câu chuyện kể thú vị về hậu quả của phán xét người khác
Ngày xưa, có một vị thầy đang ngồi với bốn môn đệ của mình và dạy một bài học giáo huấn về cuộc sống. Sau khi hoàn thành bài học, ông nói với các môn đệ: “Cả bốn người đều nên học bài học này và nhớ rằng không được nói chuyện cho đến khi ta quay trở lại. Sau một giờ, ta sẽ trở lại và chúng ta sẽ cùng thảo luận về bài học này”.
Sau khi dặn dò, vị thầy rời đi. Tất cả các đệ tử ngồi đó đều chăm chú học bài học vừa được dạy. Một lúc sau, mây đen kéo tới và có vẻ như trời sẽ bắt đầu mưa.
Thấy vậy, người đệ tử thứ nhất nói: “Có vẻ như trời sắp mưa rồi!”
Người đệ tử thứ hai sau khi nghe vậy cũng lên tiếng: “Anh không nên nói chuyện chứ, sư phụ đã yêu cầu chúng ta giữ im lặng cho đến khi ngài quay trở lại và bây giờ anh đã trái lời sư phụ rồi”. Người đệ tử thứ ba thấy vậy lại nói với người thứ hai: “Thấy chưa, bây giờ thì anh cũng đang nói đấy thôi …!”. Cuối cùng thì không ai bảo ai, cả ba đệ tử đã mở miệng nói chuyện khi vắng mặt sư phụ. Tuy nhiên, người đệ tử thứ tư vẫn không nói gì và lặng lẽ học bài học vừa được dạy.
Một giờ sau, người thầy quay lại.
Ngay khi vừa nhìn thấy thầy, người đệ tử thứ hai liền hướng tới người thứ nhất và phàn nàn: “Thưa thầy, cậu ấy đã nói chuyện khi thầy vắng mặt”.
Người thứ nhất nói: “Vậy thì sao chứ? Anh cũng đâu có giữ im lặng được đâu .. “
Người thứ ba cũng theo đó liền nói: “Thưa thầy, cả hai đều không vâng lời thầy ạ ..”
Và đệ tử thứ nhất nói ngay sau đó: “Anh có quyền gì mà nói như thế? Ngay cả anh cũng đã mở mồm vào lúc đó…“
Thấy vậy, vị sư phụ ôn tồn nói: “Có nghĩa là cả ba người các con đã nói chuyện khi ta vắng mặt. Chỉ có một người không làm trái lời ta là đệ tử thứ tư và anh ta là người duy nhất làm đúng theo lời hướng dẫn của ta nhất. Chắc chắn cậu ấy sẽ trở thành một người tốt hơn trong tương lai. Nhưng ta không chắc về ba người các con. Các con đã làm trái lời ta chỉ để phàn nàn về người khác, và chỉ vì điều này mà các con đã không nhận ra rằng mình cũng đang vi phạm…“.
Sau khi lắng nghe lời thầy, ba đệ tử cảm thấy rất xấu hổ về hành động của họ và thừa nhận sai lầm của mình. Họ xin được thầy tha thứ và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
Có phải bạn đang là đối tượng cho người ta soi mói và phán xét không. Có phải bạn đang quá bận tâm về việc người ta nói gì về mình không. Nếu đúng như vậy thì phải chăng sự phán xét đang giam hãm bạn. Ai trong chúng ta cũng là đối tượng để người khác phán xét và chúng ta cũng chính là người đang phán xét mọi người . Cuộc sống luôn có 2 chiều của nó . Chúng ta vừa là đối tượng bị phán xét, vừa là người được phán xét .Vậy Hà cớ gì ta phải bận tâm đến lời phán xét của mọi người. Ngay chính bản thân mỗi chúng ta , chúng ta còn chưa thể khẳng định rằng mình là người hoàn hảo thì sao lại đòi hỏi người khác chấp nhận tất cả mọi mặt của mình .Tất cả lời phán xét chỉ mang tính chất ý kiến cá nhân , không phải cứ người này không thích mình thì người khác cũng phải như vậy.Vì thế, chúng ta đừng quá quan tâm đến lời phán xét của người khác. Hãy xem lời phán xét như một sự góp ý nhẹ nhàng, đúng thì mình ghi nhận, còn chưa đúng thì mình đừng bận tâm.Như vậy chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ thoải mái hơn rất nhiều hay sao .