Các bạn giúp mình vs ạ : Cảm nhận của anh/chị về chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hình ảnh ngọn lửa cháy trên 10 ngón tay của anh hùng tnú qua tp rừng xà nu ( làm văn). Mình cảm ơn.
2 câu trả lời
Bài làm
Tây Nguyên – núi rừng hùng vĩ đầy bí ẩn với những cánh chim Ling, chơ rao rực rỡ sắc màu, với những âm thanh trầm hùng của đàn tơ rưng hay tiếng cồng chiêng của mùa lễ hội…đã đi vào trang thơ, trang văn một cách tự nhiên xúc động. với Nguyễn Trung Thành mảnh đất và con người tây Nguyên không ít thành công. Trước hết là giải nhất văn học Việt Nam 1954-1955 với tiểu thuyết đất nước đứng lên viết về buôn làng Công Hoa với anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp. Một lần nữa Nguyễn Trung Thành lại bước lên đài vinh quang với truyện ngắn rừng xà nu để nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965. Tác phẩm viết về câu chuyện buôn làng Xô man đánh Mỹ trong đó nổi bật nhất là nhân vật Tnú – người kết tinh mọi đau thương, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng.
Rừng Xà Nu ra đời năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu ồ ạt vào miền Nam nước ta. câu chuyện là lời kể hòa vào dòng hồi tưởng của Tnú. Truyện của một đời một người kể trong vòng một đêm đã trở thành lịch sử của một dân tộc. cuộc đời Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô man từ đau thương vùng lên đấu tranh và trưởng thành. Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công nhân vật Tnú giống như biểu tượng cho tây Nguyên anh dũng trong chiến đấu cách mạng để trả món nợ lòng mà ông từng gắn bó yêu thương.
Lúc còn nhỏ Tnú là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong sự đùm bọc cưu mang của dân làng. Cụ Mết bảo “ đời nó… nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Như vậy Tnú chính là đứa con của Xô man, của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Khác với A Phủ cùng cảnh ngộ trong truyện ngắn Vợ Chồng A phủ của Tô Hoài, Tnú được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ngay từ nhỏ cán bộ Quyết đã dạy Tnú và Mai trở thành những cán bộ cách mạng giỏi. Không phụ lòng mong mỏi của anh Quyết Tnú đã hội tụ và sớm bộc lộ những phẩm chất của một anh hùng tuổi nhỏ, của một người cán bộ cách mạng trong tương lai.
Ngày cán bộ đảng về đóng chốt ở buôn làng Xô man, người dân Xô man đã thay nhau đi tiếp tế cho cán bộ, cũng đã có những người bị chúng bắt và giết chết ngay trước mắt buôn làng hòng lung lay ý chí của người dân ví dụ như bà Nhan, anh Sút. Lúc ấy Tnú và Mai còn rất nhỏ nhưng không sợ mà đã xung phong đi tiếp tế và liên lạc với những cán bộ trong rừng. nếu không gan góc quả cảm thì thì sao dám nhận trọng trách ấy.
Khi đi liên lạc Tnú đã xé rừng mà đi, Tnú không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà chọn con dường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết và lọt qua hết vòng vây của giặc. Tnú yêu thương cán bộ vượt qua súng đạn để tiếp tế thậm chí còn ngủ trong rừng cùng cán bộ vì sợ để cán bộ một mình “ nhỡ giặc bắt thì làm sao”. Còn nhỏ thế mà Tnú đã có gan góc lạ thường và có ý chí sắt đá. Một lần chẳng may bị giặc bắt Tnú sẵn sàng nuốt ngay bức thư vào bụng để giữ an toàn cho cán bộ. Khi giặc hỏi cộng sản ở đâu Tnú nhất định không khai nó đặt tay len bụng mà giõng dạc trả lời “ cộng sản ở đây này”, sau câu hỏi ấy người Tnú lại ngang dọc vết dao chém.
Gan góc, quả cảm, mưu trí là vậy nhưng Tnú lại học chữ rất chậm: học chữ o thì quên chữ a. Tnú tức và đập bể cái bảng và bỏ ra bờ suối cả ngày lấy đá đập đầu cho máu chảy ròng ròng để trừng phạt mình. Tnú quyết tâm học chữ cho được bởi anh Quyết nói: “ Phải học giỏi mới làm được án bộ giỏi” Có thể nói những phẩm chất của Tnú đã báo trước cho chúng ta sẽ có một cán bộ cách mạng trung kiên bất khuất.
.Ba năm sau Tnú vượt ngục trở về làng, anh đã trưởng thành như một cây xà nu cường tráng “ bộ ngực rộng hai cánh tay chắc như lim”. Tnú mang vẻ đẹp của con người đã quen cái nắng, cái gió trên mảnh đất Tây nguyên. Anh trở thành một cán bộ cách mạng trung kiên thay anh Quyết lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Tnú lấy Mai cô bé học chữ hơn anh thuở nào. Hạnh phúc trọn vẹn khi đứa con ra đời giống anh đến lạ lùng. Đó là đoạn đời hạn phúc nhât nhưng cũng bi thương nhất của Tnú.
Nghe tin Tnú trở về lãnh đạo dân làng Xô man chuẩn bị khởi nghĩa, kẻ thù rất gườm anh. Chúng khiếp sợ và gọi chàng là con cọp bao lần phục kích mà chúng không bắt được. Sau đó chúng lập kế hoạch bắt cọp cái, cọp con để dụ con cọp đực ra. Thế rồi chúng bắt mẹ con Mai tra tấn cho đến chết. đứng sau gốc cây vả chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn lòng căm thù trong con người anh sục sôi nóng bỏng, hai con mắt anh như hai ngọn lửa lớn. Mặc cho sự ngăn cản của cụ Mết, Tnú xông lên cứu mẹ con Mai nhưng đôi bàn tay ấy không cứu được vợ, mẹ con Mai vẫn chết, bản thân Tnú thì bị bắt và tra tấn dã man. Chúng tẩm xăng xà nu quấn rẻ quanh mười đầu ngón tay rồi chạm lửa đốt “ một ngón, hai ngón, ba ngón cháy rồi lại bén rất nhanh trong tích tắc mười ngón tay Tnú như mười ngọn đuốc sống”. Bị giặc bắt và tra tấn dã man như vậy nhưng Tnú không kêu rên nửa lời, anh vẫn nhớ đinh ninh lời dặn của anh Quyết: “ Người cộng sản không thèm kêu van”. Bi kịch Tnú hay chính là bi kịch của làng Xô man. Tnú có tát cả sức khỏe, phẩm chất anh hùng, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý chí quyết tâm đấu tranh nhưng anh vẫn thất bại vì anh chỉ có một mình với đôi bàn tay không. Từ cuộc dời Tnú dã sáng ngời chân lý của thời đại: “ chúng nó đã cầm súng thì ta phải cầm giáo mác”.
Trong đêm bị giặc bắt Tnú không chỉ mất mười đầu ngón tay, không chỉ bị hành hạ nỗi đau thể xác mà anh còn vĩnh viễn mất mẹ con Mai. Nỗi đau tinh thần không bao giờ liền sẹo được. sức chịu đựng vì đau đớn, lòng căm thù sục sôi vì mất vợ con tất cả được dồn nén trong một tiếng lớn. Tiếng thét của Tnú vang dội trong đêm ấy vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn giục dã cộng đồng Xô man đứng lên quật khởi. Đêm đau thương của Tnú cũng là đêm “ rừng Xô man ao ào rung động”. có thể nói ngọn lửa căm thù từ đôi tay Tnú đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của dân làng Xô man. Cuộc đời Tnú cũng là những trang sử của dân làng Xô man từ đau thương mất mát họ đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi họ nhận ra chân lý thì cũng là lúc họ nhận tức được trách nhiệm cảu mình đối với sự tồn vong của quê hương đất nước.
Như vậy khi xây dựng nhân vật Tnú Nguyễn Trung Thành đã soi rọi nhân vật qua nhiều góc nhìn khác nhau để thể hiện vẻ đẹp hoàn thiện của hình tượng. Có lẽ sức hấp dẫn của nhân vật chính là nhờ những góc đọ sinh động ấy.
Kết tinh mọi vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng Tnú chính là đôi bàn tay. Đôi bàn tay của anh đã góp phần làm nổi bật tính cách số phận của anh đồng thời toát lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: khi còn lành lặn đôi bàn tay ấy biết cầm phấn học chữ, biết cầm đá đập đầu cho máu chảy ròng ròng vì học chữ hay quên, đôi bàn tay từng dũng cảm chỉ vào bụng mình ma nói “ cộng sản ở đây này”. đôi bàn tay ấy từng cầm tay Mai hò hẹn, từng biết dứt hang chục trái vả khi chứng kiến bọn chúng tra tấn mẹ con Mai. Vợ con anh chết anh bị bắt đôi bàn tay ấy bị giặc đốt trong cái đêm buôn làng quật khởi. sau đêm mất mát ấy Tnú lại ra đi, tham gia vào lực lượng vũ trang và mang theo đôi bàn tay cụt đốt để chứng tích cho tội ác của giặc. Thời gian có thể làm lành và mờ đi những vết sẹo trên tay anh nhưng nỗi đau mất vợ con thì vẫn còn nguyên đó. Ngay trở về đôi bàn tay ấy lại cùng dân làng cầm giáo, cầm mác đứng lên giết giặc. trong một cuộc chiến đấu chính bàn tay cụt đốt kia đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc.
Có thể nói chi tiết đôi bàn tay Tnú được nhà văn xây dựng rất ấn tượng. chỉ với hình ảnh đôi bàn tay ấy độc giả cũng phần nào hiểu được số phận tình cảm của Tnú- người con trung kiên của Xô man anh hùng.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm.
Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng c
Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
ách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lượcHọ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộcTnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu)Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình)Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình)Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay.Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặcNhững đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi "lực lượng" dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người..Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống MĩViệt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật , mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng trong "Rừng xà nu"; ba, má, chú Năm trong "Những đứa con trong gia đình". Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ.
Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệtDân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù "Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương", nhưng vẫn "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng", một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình.Ông nội bị giặc giết, cha của Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sông truyền thống của gia đình, họ là khúc sông sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước.Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng
Qua hai tác phẩm, ta thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để "nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước".Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
Chúc bn học tốt ^^