Cảm nhận đoạn thơ sau: Họ giữ cho ta hạt lúa ta trồng ... Đi trả thù mà không sợ dài lâu Giúp em với ak e cảm ơn!
1 câu trả lời
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung tác phẩm
- Đẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Vị trí
- Đoạn hai thuộc phần hai của bài Đất nước là cao điểm hội tụ của cảm xúc trữ tình với tư tưởng Đất nước của nhân dân
2. Cảm nhận
- Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc
+ Cách dung từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân – những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng
+ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy… được sử dụng đan dày trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. Nhân dân, bằng những việc làm cụ thể, bé nhỏ,rất đỗi bình dị mà thiết thực, ý nghĩa đã làm nên Đất Nước.
+ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ… một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá.
- Khẳng định đầy tự hào và sức mạnh lớn lao của nhân dân chống thù trong, giặc ngoài. Chính nhân dân đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất. Đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của một dân tộc.
- Để "Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” chính là sự thể hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên tòan đọan trích và cả Chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”.
- Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao, thần thoại. Như vậy cũng chính là đã sáng tạo ra đất nước.
+ Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương ân tình của người Việt đã bắt nguồn từ thời xa xưa với những lời dân ca ngọt ngào “Yêu em từ thuở trong nôi,/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
+ Và đó làvẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn cả vật chất ngàn vàng.Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một thời đi vào đời sống tâm hồn của dân tộc : Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
+ Và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất của trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.Vẻ đẹp của truyền thống anh hùng ấy cũng được làm nên từ những câu ca dao từng ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc :“
*Nhận xét
- Đoạn thơ này, để chuyền tải tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại, người viết đã tìm đến nguồn chất liệu dồi dào và vô cùng thích hợp: nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sang tạo.
- Với thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian; giọng điệu thơ có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, đoạn thơ đã thể hiện được những nét riêng, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi biểu dương, tôn vinh vai trò lịch sử, sức mạnh kì diệu của nhân dân trong suốt trường kì lịch sử.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu cảm nghĩ