Bạn nào giỏi văn viết giúp mình mở bài của đoạn thơ thứ hai bài thơ tây Tiến với ạ Cám ơn nhìu

2 câu trả lời

 Em tham khảo nhé

MB : - Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ " Tây Tiến "

- Giới thiệu về nội dung đoạn thơ thứ hai : kỉ niệm đêm liên hoan văn nghệ và buổi chiều chia tay ở Châu Mộc.

TB :

Trong khổ thơ thứ 2  có 3 yếu tố: ánh sáng, âm thanh và con người; diễn tả đêm liên hoan lửa trại đầy ắp tình quân dân.

– Về ánh sáng:

+ Bừng lên: đột ngột, lan tỏa

+ Đuốc hoa: Cây đuốc thường thắp trong đêm tân hôn, ở đây để chỉ niềm hạnh phúc trong lòng những người chiến sĩ khi tham gia đêm lửa trại.

– Về âm thanh:

+ Khèn lên man điệu: Những điệu nhạc lạ vui tai, lôi cuốn.

+ Nhạc về Viên Chăn…: Âm nhạc đêm hội đưa người lính Tây Tiến hòa vào sự lãng mạn để say, để mộng.

– Con người:

+ Những cô gái vùng cao: duyên dáng, e ấp, điệu đà.

+ Những người lính: hạnh phúc, vui tươi, mơ mộng.

Phân tích khổ 2 đoạn 2 

Khổ 2 trong đoạn 2 tái hiện khung cảnh chia tay trên sông nước Tây Bắc mênh mông, hoang vắng nhưng chan chứa tình hiện lên qua nỗi nhớ da diết của người lính. Được thể hiện qua 4 câu thơ:

“Người đi Châu mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tái hiện khung cảnh chia tay trên sông nước Tây Bắc mênh mông, hoang vắng nhưng chan chứa tình hiện lên qua nỗi nhớ da diết của người lính.

– Không gian chia tay: Châu Mộc sương khói.

– Thời gian chia tay: buổi chiều.

– Từ ngữ: có thấy, có nhớ. Như một điệp khúc trong lòng người chiến sĩ ra đi.

– Hình ảnh:

+ Con người: Dáng hình mềm mại, khỏe khoắn, uyển chuyển của con người Tây Bắc trên con thuyền độc mộc.

+ Thiên nhiên:

Có hồn lau: Cảnh vật trải rộng ra như có linh hồn người chiến sĩ bâng khuân, nhớ tiếc.

Có hoa đong đưa: Những bông hoa làm duyên, làm dáng, đong đưa theo gió như bịn rịn vẫy chào tạm biệt người chiến sĩ.

– Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, đối lập tương phản làm cho câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm.

KB : Khẳng định giá trị của đoạn thơ

- Bày tỏ cảm xúc của bản thân về bài thơ.

* Bài viết tham khảo

 Quang Dũng là một nhà thơ của lính, ông đã sống một đời lính oanh liệt, hào hùng. " Tây Tiến"  là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng.Bài thơ không chỉ khắc hoạ thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở hay những gian khó trập trùng nơi núi cao vực sâu mà bên cạnh đó, ta cũng có cơ hội được cảm nhận bức tranh thiên nhiên gợi cảm, nên thơ cùng những giờ phút liên hoan tưng bừng, lãng mạn giữa những tháng năm khói lửa hào hùng. Và 8 câu thơ ở khổ thơ thứ hai là những vần thơ đã khắc hoạ rõ nhất vẻ đẹp lãng mạn ấy.

Nếu đoạn thơ đầu tiên của Tây Tiến mở ra trước mắt người đọc không gian hùng vĩ, hiển trở của núi rừng Tây Bắc thì với 8 câu thơ tiếp theo của khổ thơ thứ hai, bạn đọc sẽ được hoà mình vào không gian từng bừng của buổi liên hoan doanh trại và sự lãng mạn, nên thơ của chiều sương Châu Mộc

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ"

Chữ "bừng" như một nét vẽ có thần, nó làm cho không gian như sáng bừng lên trong âm thanh, trong ánh lửa bập bùng và trong hơi ấm của tỉnh quân dân cá nước. Trong không gian ấy, người lính Tây Tiến phải ngạc nhiên đầy tình tứ, mà thốt lên hai tiếng "kìa em". Giây phút này đây họ nhưng rũ bỏ tất cả mọi gian truân, mệt mỏi được cùng hòa mình theo giai điệu của những bản nhạc nơi rừng núi, để sống trọn vẹn, trẻ trung, tận hưởng niềm vui với một tâm hồn lãng mạn

"Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

Ban đầu là "em" tiếp đến là "nàng" rồi sau lại là "em". Từ cách sử dụng ấy ta cảm nhận được em như một nàng tiên kiều diễm và ta như lạc vào cõi thần tiên với không khí mê say đến ngây ngất. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh. Là một người nghệ sĩ đa tài, không chỉ làm thơ mà Quang Dũng còn viết nhạc, vẽ tranh,... chính điều đó đã khiến cho ngòi bút của Quang Dũng trở nên tài hoa, sống động hơn bao giờ hết. Trong thi có nhạc, có hoạ, từng nét vẽ, từng âm thanh, từng ánh lửa bập bùng cùng tiếng nhạc dân tộc dập dìu vui tươi tưởng như hiện lên thật hữu hình trước mắt, vang lên thật hữu thanh bên tai, để chính lòng ta cũng phải rạo rực mà hoà theo không khí rộn ràng ấy. Bốn câu thơ không chỉ khắc hoạ chân thực và lãng mạn buổi liên hoan doanh trại nơi vùng cao mà còn làm hiện lên tâm hồn trẻ trung, hào hoa của những người lính Tây Tiến, họ anh dũng, họ phi thường nhưng cũng có những giờ phút, những cảm xúc hết sức đời thường. Không chỉ thế, đoạn thơ còn làm nổi bật tình quân dân cá nước ấm nồng, dõi theo, tiếp thêm sức mạnh cho những chiến sĩ trên chiến trường gian lao, khói lửa.

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Thì ra không chỉ có những "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm", hay "ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" mà thiên nhiên miền cao Tây Bắc cũng có những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng như vậy. 4 câu thơ với những nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều như vẽ nên một bức tranh thiên nhiên quá đôi nên thơ, quyến rũ. Chiều sương gợi mở một không gian huyền bí, cái thực cái mộng của một cõi trời nước Tây Bắc bảng lảng sương nhuốm một màu cổ tích Đại từ phiếm chỉ "ấy" càng làm cho khoảng thời gian trở nên mơ hồ không xác thực, thế nhưng nó lại rất rõ ràng, rất gợi, rất đáng nhớ trong ký ức của nhà thơ. Hình ảnh "lau" hiện lên không phải là một bông, một nhành, một bờ, mà là "hồn lau", dường như chẳng có một hình dung cụ thể nào, mà ta chỉ có thể cảm nhận ở đâu đây một chuyển động nhẹ nhàng, gợi cảm. Giữa không gian ấy, hình ảnh con thuyền độc mộc hiện lên làm cho bức tranh thiên nhiên cũng mang một vẻ trầm tĩnh như một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá tế vi, mờ ảo như hư vô, hư thực mà lại thơ mộng đến lạ lùng. Một lần nữa hình ảnh hoa lại xuất hiện trong bài thơ. Tính từ "đong đưa" gơi nên một chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế của bông hoa, như đang làm dáng làm duyên giữa dòng nước lũ đang dữ dội cuộn trào. Thật là một vẻ đẹp nguyên sơ, thanh khiết và gợi cảm đến nao lòng.

Bằng ngòi bút tài hoa hữu nhạc, hữu hoạ, kết hợp với những bút pháp miêu tả độc đáo, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng của Tây Bắc và những dấu ấn vui tươi của một thời chiến đấu bên đồng đội. Cũng chính đoạn thơ đã thể hiện rõ nét nhất cảm hứng lãng mạn, tâm hồn hào hoa và chất lãng tử của nhà thơ "xứ Đoài mây trắng". 8 câu thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Tây Tiến trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.

Cả đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên diễm lệ có sức hòa hợp diệu kỳ giữa thiên nhiên và con người. Cảnh trí miền Tây ở khổ thơ dường như được tạo hình theo thi pháp truyền thống: "Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc". Một miền Tây thơ mộng thi vị giàu sức cuốn hút.

#VTN0311

Câu hỏi trong lớp Xem thêm