ai phân tích tây tiến đoạn 1 ko chép mạng hay

2 câu trả lời

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu khổ 1

2, Thân bài

* Thiên nhiên và con người Tây Tiến hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả

a, Hai câu thơ đầu

- Hình ảnh "sông Mã"

- "ơi" kết hợp với cách gieo vẫn "nhớ chơi vơi"

b, Hai câu thơ cuối

- "sương lấp"

- "hoa về" khác với "hoa nở"

- "đoàn quân mỏi"

- Địa danh: Mường Lát

3, Kết bài

- Tình cảm của em dành cho bài thơ

II, Bài văn tham khảo

Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu. Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ tài hoa Quang Dũng đã thể hiện rõ rét điều đó. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến, cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ “Tây Tiến”.

Mạch cảm xúc bao trùm bài thơ cũng như đoạn thơ là nỗi nhớ. Mở đầu bài thơ, tác giả gợi mở về những địa danh khởi nguồn cho những cuộc hành quân của người lính Tây Tiến: “Sông Mã  xa rồi Tây Tiến ơi”. Hình ảnh “sông Mã” có hai cách lí giải. Nó có thể là dòng sông chảy xiết như ngựa phi, nó có thể là sông mẹ bởi từ Hán Việt “mã” có nghĩa là mẹ. Nhưng dù hiểu theo cách nào nó vẫn là con sông hùng vĩ, hoang sơ, lắm thác nhiều gềnh. Thế nhưng, đối với Quang Dũng, dòng sông ấy không đơn thuần chỉ là địa danh mà nó còn là dòng sông của âm vang lịch sử, nó như ôm trọn từng bước đường, là chứng nhân cho những vui buồn của người lính Tây Tiến. Gắn với địa danh sông Mã là hai từ “xa rồi”. Cảm giác như hai thanh bằng ấy đã làm cho câu thơ trùng xuống trong sự tiếc nuối, nhớ thương. Và để rồi từ nỗi nhớ da diết ấy cất lên thành tiếng gọi tha thiết “Tây Tiến ơi”. Tây Tiến không chỉ là tên của một binh đoàn mà Tây Tiến dường như là một người đồng hành, gắn bó, thân thương trìu mến với người lính. Cùng với tiếng gọi tha thiết là cảm xúc “nhớ chơi vơi” của nhà thơ: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần, đặt ở đầu hai vế của câu thơ vừa tạo tính nhạc cho lời thơ vừa diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng về rừng núi, không gian đã từng gắn bó của nhà thơ. Cũng có rất nhiều nhà thơ viết hay về nỗi nhớ. Ta có thể bắt gặp nỗi nhớ mãnh liệt của Xuân Diệu: “Anh nhớ hình, anh nhớ ảnh, anh nhớ em/ Anh nhớ lắm, em ơi” hay nỗi nhớ nồng nàn trong mọi không gian, thời gian của Xuân Quỳnh “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nhưng nỗi nhớ của Quang Dũng độc đáo hơn cả, nhà thơ đã sử dụng từ láy “chơi vơi” kết hợp với thanh bằng nhằm tạo cảm xúc về nỗi nhớ đặc biệt. Nỗi nhớ bảng lảng ẩn hiện giữa núi rừng, đất trời Tây Bắc. Nỗi nhớ không định hình, định lượng, nó cứ mênh mang, lan tỏa.

Hơn thế nữa, khung cảnh thiên nhiên và con người Tây Tiến còn hiện lên cụ thể trong nỗi nhớ mênh mang của nhà thơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Trước hết là thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vừa khắc nghiệt, dữ dội vừa thơ mộng, huyền ảo “Sài Khao sương lấp”. Sài Khao là bản làng thân quen với con đường hành quân của người lính Tây Tiến. Địa danh ấy lại gắn liền với hình ảnh “sương lấp”. Hình ảnh ấy không phải là sự mờ ảo của không gian mà là sự khắc nghiệt của núi rừng. Khi miêu tả thiên nhiên, Quang Dũng bao giờ cũng sử dụng hai nét vẽ đối lập nhau. Vì vậy, sau cái dữ dội, khắc nghiệt lại là hình ảnh lãng mạn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Một lần nữa, Quang Dũng lại sử dụng từ chỉ địa danh. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều địa danh trong thơ ca kháng chiến  của các nhà thơ. Đó có thể là những địa danh gắn liền với lịch sử dân tộc “Hồng Thái, Tân Trào, Điện Biên…” trong Việt Bắc của Tố Hữu. Nhưng Quang Dũng thì ngược lại, ông dùng những địa danh rất bình dị, thân thuộc, gắn liền với chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến. “Mường Lát” là tên của một bản làng, gợi ra nhiều điều thơ mộng. Cạnh bên địa danh ấy là hình ảnh “hoa về”. Tại sao không nói “hoa nở” mà nói “hoa về”? Bởi lẽ “hoa nở” là sự chuyển động một cách sinh học còn “hoa về” lại có nhiều cách hiểu. Nó có thể là những bông hoa của núi rừng, hay là hình ảnh cô gái địa phương nào đó, nó cũng có tể là hình ảnh của những người lính trở về sau cuộc hành quân với bó đuốc trong tay. Nhưng dù hiểu theo cách nào, “hoa về” đều là một hình ảnh thơ rất đẹp và lãng mạn. Đọng lại trong câu thơ thứ hai là hình ảnh “đêm hơi”. Khác với “sương lấp” ở câu thơ trên, “đêm hơi” vừa gợi ra sự hư ảo, bảng lảng, nhẹ nhàng, mơ hồ vừa gợi ra vẻ đẹp lãng mạn.

Hình ảnh người lính Tây Tiến tập trung thể hiện trong hình ảnh “đoàn quân mỏi”. Chỉ một chữ “mỏi” đã phản ánh cả một hiện thực gian khổ của cuộc sống chiến đấu mà người lính hằng ngày phải vượt qua. Nhưng ẩn đằng sau sự mệt mỏi ấy, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế, lãng mạn của người lính trẻ qua hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”.

Khép lại bài thơ, âm hưởng bi tráng, hào hùng và lãng mạn đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Quang Dũng quả thực đã vô cùng thành công về đề tài viết về người lính khi sáng tác xong bài thơ Tây Tiến. Dư âm nỗi nhớ vẫn loang loang đâu đây, là tiếng gọi trìu mến của quá khứ, về một thời Tây Tiến oanh liệt.

* Phân tích về từ ngữ:

– Điệp từ “nhớ” đã được lặp lại 2 lần với tiếng gọi độc đáo “ơi” rất thân thương để nhấn mạnh và tăng chiều sâu của cảm xúc.

– “chơi vơi”: ý chỉ sự trơ trọi giữa khoảng không vô định; thể hiện nỗi nhớ da diết, miên man và có phần lửng lơ khi tác giả sử dụng cụm từ “nhớ chơi vơi”.

– Cách gieo vần “ơi” thể hiện sức lan tỏa của nỗi nhớ.

* Phân tích về hình ảnh:

– Sông Mã: Con sông theo suốt bước đường hành quân của người lính.

– Rừng núi: Thiên nhiên gắn bó và luôn đồng hành cùng với người lính.

Qua đây, tác giả muốn thể hiện nỗi nhớ mênh mông, tha thiết tạo nên âm hưởng của bài thơ, tạo nên chất riêng của bài thơ.

– Các địa danh đã được sử dụng: Sài Khao, Mường Lát; con đường hành quân được miêu tả bằng những từ ngữ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” thể hiện sự gian khổ, nguy hiểm trên đường hành quân.

-> Sự hi sinh bi tráng được thể hiện trong 4 câu thơ tiếp theo qua các từ ngữ: anh bạn; không bước nữa; bỏ quên đời và sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh để giảm bớt sự đau thương. Bên cạnh đó khắc họa nên một bức tranh rừng núi đầy hoang sơ và nguy hiểm qua các từ ngữ: thời gian (chiều chiều, đêm đêm); không gian (thác gầm thét, cọp trên người).

- Hai câu cuối thể hiện hình ảnh khói cơm nếp Mai Châu ùa về trong tâm trí khiến cho nỗi nhớ càng đong đầy hơn với những con người Tây Bắc hồn hậu, những tấm lòng thơm thảo.

* Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 1 Tây Tiến

- Trong khổ thơ 1, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách dử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét.

- Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

+ Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.

+ Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm