Phân tích bức tranh thiên nhiên khổ 1 trong tây tiến

1 câu trả lời

I. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

+ Quang Dũng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp oai hùng của dân tộc. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. 

+ “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện rõ nét nhất phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến và cảnh thiên nhiên núi rừng tuyệt vời nơi đây.

II. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

+ Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947N với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào. Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước. Họ sãn sàng ra đi bỏ lại ước mơ để bảo vệ độc lập dân tộc. Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng. Nhưng cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)

+ Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”

* Phân tích:

- Cảm xúc chủ đạo: “nhớ chơi vơi”: là nỗi nhớ da diết bao trùm lên mọi cảnh vật, con người

- Cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội và hiểm trở:

   + Hình ảnh: sương lấp, mây, mưa, thác, cọp... gợi nên sự gian nan, vất cả

   + Địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi sự xa xôi, cách trở

   + Sử dụng từ láy giàu giá trị tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, điệp từ dốc gợi sự quanh co, gập ghềnh, địa hình hiểm trở

   + Hình ảnh thơ độc đáo: “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao của địa hình vừa diễn tả nét tinh nghịch, ngộ nghĩnh của những người lính

   - Các hình ảnh độc đáo:

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân

+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co như vô tận

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm

+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian

-> Tác giả thành công trong việc sử dụng các câu thơ dày đặc thanh trắc có tác dụng diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của địa hình

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương thơm ngát trong đêm

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

+“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“. 

-> vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc

- Hình ảnh người lính Tây Tiến: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả

III. Kết bài:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm