Trọng lực và lực căng

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Trọng lực

1. Trọng lực

- Xét các hình ảnh sau:

Nhận xét: Quả táo và quả bóng đều rơi hướng thẳng xuống đất.

- Chuyển động rơi của quả táo và quả bóng giống như chuyển động rơi tự do, chúng có gia tốc rơi tự do không đổi \(\overrightarrow g \)

- Các vật đều có xu hướng rơi xuống mặt đất do chịu tác dụng của lực hấp dẫn. Và trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

- Khái niệm: Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.

- Kí hiệu: \(\overrightarrow P \)

- Đặc điểm: Phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái Đất.

- Điểm đặt của trọng lực là Trọng tâm của vật.

- Độ lớn: \(P = mg\)với m là khối lượng của vật, g là gia tốc rơi tự do.

2. Trọng lượng và khối lượng

- Khi vật đứng yên trên Trái Đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật:

\(P = mg\)

- Trọng lượng của vật thay đổi khi đặt vật ở những vị trí khác nhau, có gia tốc rơi tự do thay đổi.

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật, vì vậy khối lượng của vật không đổi khi ta đặt vật ở vị trí khác.

II. Lực căng

- Dùng hai tay kéo một sợi dây thì ở mọi điểm, ở hai đầu dây đều xuất hiện lực chống lại sự kéo đó, lực này gọi là lực căng.

-  Với lò xo, khi kéo dãn, trên lò xo cũng sẽ xuất hiện lực có xu hướng để lò xo trở lại hình dạng ban đầu. Lực này là lực đàn hồi, hay cũng là lực căng của sợi dây.

Lực căng là lực do sợi dây tác dụng vào vật xuất hiện khi dây bị kéo căng, lò xo bị dãn.

- Đặc điểm:

Phương trùng với phương sợi dây

Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật

Chiều ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây.