Định luật bảo toàn động lượng

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Định luật bảo toàn động lượng

1. Hệ kín (hệ cô lập)

Hệ kín là hệ không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực đó cân bằng nhau.

- Việc không có ngoại lực ( không có tương tác với các vật bên ngoài ) là điều kiện của một hệ kín lí tưởng.

- VD: 2 viên bi va chạm nhau

2. Định luật bảo toàn động lượng

- Nội dung định luật:

Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn

\(\overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}}  + ... = \overrightarrow {{p_1}'}  + \overrightarrow {{p_2}'}  + ...\)

- Ứng dụng: giải các bài toán va chạm, cơ sở cho nguyên tắc chuyển động phản lực

II. Va chạm mềm. Va chạm đàn hồi

Có hai kiểu va chạm thường gặp là va chạm đàn hồi và va chạm mềm

1. Va chạm đàn hồi

- Ví dụ: va chạm của các viên bida

Va chạm đàn hồi là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm.

- Sau va chạm. vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau với vận tốc khác nhau.

- Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

2. Va chạm mềm

Va chạm mềm (va chạm không đàn hồi) xảy ra khi hai vật sau va chạm dính vào nhau và cùng chuyển động với một vận tốc sau va chạm.

- Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.