Lực ma sát

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của hai vật, ngăn không cho vật chuyển động trên bề mặt khi mà vật chịu tác dụng của lực song song với bề mặt. Khi lực tác dụng có độ lớn đạt tới một giá trị nhất định thì vật bắt đầu chuyển động.

Đặc điểm:

Có điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.

Phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động của vật,

Độ lớn: bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động của vật

II. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt một vật khác.

- Ví dụ: Bánh xe trượt trên đường khi hãm phanh đột ngột.

- Đặc điểm:

Điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt

Phương tiếp tuyến

Chiều ngược với chiều chuyển động

- Biểu diễn:

- Công thức tính:

Hệ số ma sát trượt: là tỉ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt \({F_{m{\rm{s}}}}\)và áp lực N, được kí hiệu là \(\mu \).

Hệ số ma sát trượt \(\mu \) phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Công thức tính lực ma sát trượt:

\({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N\)

trong đó N là áp lực

Độ lớn của lực ma sát trượt

+ Không phụ thuộc và diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật

+ Phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc

+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc

III. Lực ma sát trong cuộc sống

Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật, nhưng đôi khi mang đến nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống

Ví dụ:

Ma sát nghỉ giúp chúng ta có thể di chuyển vững trên đường.

Ma sát nghỉ giúp bút có thể viết được trên giấy

Que diêm ma sát với bìa nhám của hộp diêm là ứng dụng của ma sát trượt