Bài 8: Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với Việt Nam

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Các nguồn năng lượng ở Việt Nam hiện nay

1. Các nguồn năng lượng hóa thạch ở Việt Nam hiện nay

Năng lượng từ than đá:

Nguồn nhiên liệu than đá chủ yếu tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn,… với trữ lượng 48,8 tỉ tấn.  Nhu cầu sử dụng than đá để làm nhiên liệu ở nước ta là rất cao và có thể tiếp tục tăng trong tương lai.

Than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu trong các ngành công nghiệp như nhiệt điện, xi măng, luyện kim, phân bón, hóa chất,…

Năng lượng từ dầu khí:

Hình ảnh: Giàn khoan dầu Hải Thạch 1

Nước ta có tiềm năng dầu khí với những mỏ dầu khí lớn ở thềm lục địa.

Dầu khí là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho vận tải và sản xuất điện. Trữ lượng dầu thô của Việt Nam khoảng 4,4 tỉ thùng và khi đốt là 704 tỉ mét khối, lớn thứ ba ở Đông Nam Á.

Việt Nam chủ yếu sản xuất dầu thô, còn có ít nhà máy lọc dầu. Vì vậy, nguồn nhiên liệu như xăng, dầu chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu.

2. Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay

Năng lượng nước

Năng lượng nước là năng lượng nhận từ dòng nước như các dòng sông, dòng hải lưu  hay thuỷ triều, chủ yếu dùng trong sản xuất điện.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên nguồn năng lượng nước tương đối lớn.

Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam, có thể khai thác được nguồn công suất thuỷ điện vào khoảng 90 – 100 tỉ kWh/ năm.

Hình ảnh: Thủy điện Hòa Bình

Năng lượng Mặt Trời

 

Việt Nam nằm giữa xích đạo và chi tuyến Bắc, thuộc vùng có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực Nam Bộ có tổng số giờ nắng khoảng 1400 – 3000 giờ/năm, ở miền Bắc là 1500 – 1700 giờ/năm, nên có tiềm năng lớn để khai thác nguồn năng lượng mặt trời.

Tính đến tháng 4/2019 cả nước mới có  4 nhà máy điện mặt trời công suất chưa tới 150MV. Nhưng đến 30/06/2019 đã tăng lên 4464MV.

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này còn hạn chế.

Hình ảnh: Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, Bình Thuận

Năng lượng gió

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong khí quyển Trái Đất. Có thể  dùng để di chuyển thuyền buồm, cối xay gió, sản xuất điện,...

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi theo mùa, Việt Nam có thuận lợi để phát triển năng lượng gió.

Hình ảnh: Trang trại điện gió Trung Nam, Ninh Thuận

Theo thông tin cập nhật của EVN đến ngày 30/09/2021, nước ta có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4 MW đã được công nhận vận hành thương mại (COD), đồng thời đang có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5655,5 MW gửi hồ sơ đăng kí COD.

Năng lượng địa nhiệt

Địa nhiệt là nguồn nhiệt năng trong lòng đất, được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc nước nóng.

Địa nhiệt thường được sử dụng trực tiếp hoặc sản xuất điện năng. Việt Nam có nhiều suối nước nóng với nhiệt độ trung bình từ 70 – 100 °C. Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế và thân thiện với môi trường 

Hình ảnh: Dự án địa nhiệt tại Đak-rông, Quảng Trị

Năng lượng sinh khối

Theo Dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kì 2021 – 2030 của Bộ Công Thương, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 378 MW điện sinh khối được tạo ra từ các nhà máy sử dụng bã mía đang hoạt động nhằm phục vụ cho các nhà máy đường và phát điện lên lưới .

Ước tính hằng năm, tại Việt Nam có gần 150 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện.

II. Sử dụng năng lượng ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, Việt Nam là nền kinh tế năng động, phát triển khá nhanh.

Ngành năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây đã bộc lộ những hạn chế trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng, đặc biệt là sử dụng điện kém hiệu quả, lãng phí.

Nửa cuối thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, năng lượng thuỷ điện, than, dầu khí,... cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng và sản xuất. Hiện nay, năng lượng thuỷ điện đã gần như khai thác hết, trữ lượng than đá cũng đang cạn dần.

Việc sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch cũng gây ô nhiễm môi trường.

Trong tương lai, Việt Nam cần khai thác hợp lí, hiệu quả và sử dụng nguồn năng lượng hiện có, mở rộng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

III. Tác động của việc sử dụng năng lượng đối với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả gây nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan như nắng nóng khắc nhiệt, cháy rừng, lũ lụt, bão lụt đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, đồng thời gây ra những hiểm họa đối với sức khỏe, an ninh và phát triển kinh tế.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2020 cao hơn khoảng  so với thời kì tiền công nghiệp từ năm 1850 đến 1900). Bắc Cực đã nóng nhanh, khiến diện tích băng biển tiếp tục xu hướng bị thu hẹp, đẩy nhanh tốc tốc dâng của mực nước biển trung bình toàn cầu.

Việt Nam là nước chịu thiệt hại năng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng là một trong những yếu tố gây nhiều thiệt hại về kinh tế. So sánh với một số nước đang phát triển chịu tác động của biến đổi khí hậu thì Việt Nam là quốc gia chịu thiệt hại tính trên GDP cao nhất

Nhu cầu năng lượng điện cho sản xuất và sinh hoạt ở các quốc gia và Việt Nam càng ngày càng tăng, nhiều nhà máy điện được xây dựng.

Các nhà máy thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn các con sông làm ảnh hưởng đến dòng nước ở hạ lưu gây ra biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thải nhiều khói bụi, khí  làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu góp phần gây ra sự nóng lên toàn cầu

IV. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong đời sống và sản xuất

Việc sử dụng điện sinh hoạt quá mức như máy điều hoà, tủ lạnh tiêu tốn nhiều năng lượng.

Điều hoà nhiệt độ là thiết bị sử trong phòng. Việc thiết kế công trình và lắp đặt và sử dụng điều hoà hợp lí sẽ giúp tiết kiệm điện năng.

Tủ lạnh là một thiết bị làm mát, gồm ngăn cách nhiệt và hệ thống để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài. Để sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện cần bố trí tủ ở nơi thoáng mát và sử dụng hợp lí.

Bình nước nóng là một thiết bị điện gia dụng cung cấp nguồn nước nóng dựa vào việc chuyển điện năng thành nhiệt năng khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Lựa chọn và sử dụng bình nước nóng không hợp lí sẽ tiêu hao nhiều điện năng.

Xe máy, ô tô, máy phát điện,... sử dụng nhiên liệu đốt trong xi lanh của động cơ làm hệ thống động cơ nóng lên. Hệ thống làm mát của động cơ rất quan trọng, vệ sinh xe sạch sẽ, bổ sung nước làm mát đầy đủ cho một số động cơ làm mát bằng nước, giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều cải tiến việc sử dụng năng lượng hiệu quả thường đạt được chủ yếu thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc những quá trình sản xuất hiệu quả hơn.