I. Chuyển động biến đổi
Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi
Ví dụ: Đoàn tàu bắt đầu rời ga
Thả vật rơi từ trên cao xuống dưới:
II. Gia tốc của chuyển động biến đổi
1. Khái niệm gia tốc
- Đại lượng a cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian được gọi là gia tốc.
- Biểu thức: a=ΔvΔt=vt−v0t−t0
- Đơn vị: m/s2
- Vì Δ→v là đại lượng vectơ nên gia tốc →a cũng là đại lượng vectơ
→a=Δ→vΔt
2. Bài tập ví dụ
Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Biết rằng sau 5 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc 12 m/s.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Nếu sau khi đạt vận tốc 12 m/s, xe chuyển động chậm dần với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc trên thì sau bao lâu xe sẽ dừng lại?
Phương pháp:
Biểu thức tính gia tốc: a=ΔvΔt=vt−v0t−t0
Cách giải:
a) Ta có: v0 = 10 m/s; vt = 12 m/s; Δt = 5 s
=> Gia tốc của xe là: a=ΔvΔt=vt−v0t−t0=12−105=0,4(m/s2)
b) Ta có: v0 = 12 m/s; vt = 0 m/s.
Do xe chuyển động chậm dần nên a = - 0,4 m/s2
Thời gian xe đi được đến khi dừng hẳn là: Δt=Δva=0−12−0,4=30(s)