Phương trình logarit và một số phương pháp giải

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

  •   

I. Phương trình logarit cơ bản

Phương trình logax=m(0<a1) được gọi là phương trình logarit cơ bản.

Điều kiện xác định: x>0.

Với mọi mR thì phương trình luôn có nghiệm duy nhất x=am.

Ví dụ: Giải phương trình log5x=2.

Ta có: log5x=2x=52x=125.

II. Phương pháp đưa về cùng cơ số

Phương pháp:

- Bước 1: Biến đổi các logarit về cùng cơ số.

- Bước 2: Sử dụng kết quả logaf(x)=logag(x){f(x)>0f(x)=g(x)

- Bước 3: Giải phương trình f(x)=g(x) ở trên.

- Bước 4: Kết hợp điều kiện và kết luận nghiệm.

Ví dụ: Giải phương trình log2x+log4x=1

Ta có:

log2x+log4x=1log2x+12log2x=132log2x=1log2x=23x=223x=34

III. Phương pháp đặt ẩn phụ giải phương trình logarit

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm logaf(x) chung, đặt làm ẩn phụ và tìm điều kiện cho ẩn.

- Bước 2: Giải phương trình chứa ẩn phụ, kiểm tra điều kiện.

- Bước 3: Thay ẩn phụ và giải phương trình đối với ẩn ban đầu.

- Bước 4: Kết luận nghiệm.

Ví dụ: Giải phương trình 1lnx+1lnx1=56.

ĐK: {x>0lnx0lnx1{x>0x1xe

Đặt t=lnx(t0,t1) ta được:

1t+1t1=566t6+6t6t(t1)=5t(t1)6t(t1)12t6=5t25t5t217t+6=0[t=3t=25(TM)[lnx=3lnx=25[x=e3x=e25(TM)

Vậy phương trình có tập nghiệm S={e3;e25}.

IV. Phương pháp mũ hóa

Phương trình có dạng logaf(x)=g(x).

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm điều kiện xác định.

- Bước 2: Lấy lũy thừa cơ số a hai vế:

logaf(x)=g(x)f(x)=ag(x)

- Bước 3: Giải phương trình trên tìm x.

- Bước 4: Kiểm tra điều kiện và kết luận.

Ví dụ: Giải phương trình log3(33x)=1+x

ĐK: 33x>03x<3x<1

Ta có:

log3(33x)=1+x33x=31+x33x=3.3x3=4.3x3x=34x=log334x=1log34(TM)

V. Phương trình đưa về phương trình tích giải phương trình logarit

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm điều kiện xác định (nếu có)

- Bước 2: Biến đổi phương trình về dạng tích AB=0[A=0B=0

- Bước 3: Giải các phương trình A=0,B=0 tìm nghiệm.

- Bước 4: Kiểm tra điều kiện và kết luận nghiệm.