Mệnh đề logic

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

  •   
Khái niệm mệnh đề, tính đúng sai, ví dụ

I. Phủ định của một mệnh đề

Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của P và kí hiệu là ¯P.

Mệnh đề P¯P là hai câu khẳng định trái ngược nhau.

Nếu P đúng ¯P sai, nếu P sai thì ¯P đúng.

Mệnh đề phủ định của P có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là cùng mang một ý nghĩa “không phải P”.

Ví dụ:

Cho mệnh đề P: “6 chia hết cho 3”. Khi đó, mệnh đề phủ định của P là:

         ¯P : “6 không chia hết cho 3

hoặc ¯P : “6 không là bội của 3

hoặc ¯P : “3 không là ước của 6” đều cùng mang một ý nghĩa phủ định của P.

II. Mệnh đề kéo theo

Cho hai mệnh đề PQ. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.

Kí hiệu: PQ.

Tính đúng sai: Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.

Ví dụ:

a) Mệnh đề “Nếu 3 là số nguyên tố thì 3 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng vì hai mệnh đề “3 là số nguyên tố” và “3 chia hết cho 3” đều đúng.

b) Mệnh đề “Nếu 3 không là số nguyên tố thì 3 không chia hết cho 3” là mệnh đề đúng vì hai mệnh đề “3 không là số nguyên tố” và “3 không chia hết cho 3” đều sai.

c) Mệnh đề “Nếu 3 không là số nguyên tố thì 3 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng vì mệnh đề “3 không là số nguyên tố” sai và “3 chia hết cho 3” đúng.

d) Mệnh đề “Nếu 3 là số nguyên tố thì 3 không chia hết cho 3” là mệnh đề sai vì mệnh đề “3 là số nguyên tố” đúng và “3 không chia hết cho 3” sai.

Nhận xét:

Mệnh đề PQ còn được phát biểu là “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q

Khi mệnh đề PQ là định lí, ta nói:

P là giả thiết, Q là kết luận của định lí;

P là điều kiện đủ để có Q;

Q là điều kiện cần để có P.

III. Mệnh đề đảo

Cho mệnh đề kéo theo PQ. Mệnh đề QP được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PQ.

Tính đúng sai: Nếu mệnh đề ban đầu PQ đúng thì mệnh đề đảo QP sai và ngược lại.

Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng

Ví dụ:

Mệnh đề “Nếu ABC là tam giác vuông cân thì ABC là tam giác vuông” có mệnh đề đảo là “Nếu ABC là tam giác vuông thì ABC là tam giác vuông cân”.

IV. Hai mệnh đề tương đương

Mệnh đề PQQP đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.

Kí hiệu: PQ.

Tính đúng sai:

Mệnh đề PQ chỉ đúng khi cả hai mệnh đề PQQP đều đúng, hay nói cách khác: PQ chỉ đúng khi cả hai mệnh đề P,Q cùng đúng hoặc cùng sai.

Ví dụ:

Cho các mệnh đề: P: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau”.

Q: “Tứ giác ABCD là hình vuông”.

Mệnh đề PQ: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau nếu và chỉ nếu tứ giác ABCD là hình vuông” là mệnh đề đúng vì các mệnh đề:

+) PQ: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình vuông” là mệnh đề đúng.

+) QP: “Nếu tứ giác ABCD là hình vuông thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau” là mệnh đề đúng.