Phân tích biểu đồ cột

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Đọc biểu đồ cột

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

Có 2 kiểu biểu đồ cột:

- Cột thanh đứng:

- Cột thanh ngang:

II. Biểu đồ cột kép

Đọc biểu đồ cột kép

- Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

- Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

- Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

Ví dụ

Cho biểu đồ cột biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến lớp 6A

Biểu đồ trên cho thấy: Điểm ngữ văn của Tiến cao hơn Mai, điểm Toán của hai bạn bằng nhau, điểm Ngoại ngữ 1 của Mai cao hơn tiến

III. So sánh các số liệu biểu đồ cột kép

Phương pháp:

Bước 1: Xác định đối tượng cần so sánh.

Bước 2: Quan sát chiều cao của các cột cần so sánh hoặc sử dụng công thức tính tỷ lệ, giá trị trung bình rồi so sánh các mẫu số liệu với nhau.

Tỷ lệ= Số liệu/Tổng số

Tỷ lệ phần trăm = Số liệu/Tổng số.100%

Giá trị trung bình: \(\overline {\rm{X}}  = \dfrac{{{x_1}.{n_1} + ... + {x_m}.{n_m}}}{{{n_1} + ... + {n_m}}}\) với

\(m,{x_i},{n_i}\) lần lượt là số giá trị khác nhau, giá trị và số lượng ứng với \({x_i}\).