Bài 3: Đọc: Con đường làng

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Ghi nhớ bài Con đường làng

1. Nội dung 

Vào mỗi buổi trong ngày, con đường đều mang một vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó.

2. Liên hệ 

Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của con đường thân quen

II. Tìm hiểu nội dung bài Con đường làng

1. Chú thích 

- Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.

- Vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc.

- Mơ màng: thấy phảng phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mở ngủ

- Lừng lựng: rất tròn, đẹp

- Vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc

- Rợp: có nhiều bóng mát

- Thiết tha: có tình cảm thắm thiết làm cho gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến.

2. Nội dung bài học 

a, Khổ 1

Bài 3: Đọc: Con đường làng  - ảnh 1

Hình ảnh con đường làng:

- rợp bóng tre

- uốn khúc

- rơm vàng trải trên đường

- tiếng chim hót bên đường

b, Khổ 2 và khổ 3

 

Bài 3: Đọc: Con đường làng  - ảnh 2

- Vào mỗi buổi trong ngày, con đường lại mang một nét đẹp riêng.

- Buổi sớm sương mơ màng.

- Buổi trưa có gió thổi.

- Buổi chiều có hoàng hôn tím với đàn trâu ra về.

- Buổi tối có bóng trăng tròn bên ngọn tre già.

c, Khổ 4

Bài 3: Đọc: Con đường làng  - ảnh 3

- Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng là: “Con đường cong nỗi nhớ”, “Con đường làng thiết tha.”

III. Hướng dẫn đọc bài Con đường làng

- Đọc toàn bài thơ với giọng chậm rãi, thiết tha

- Chú ý đọc đúng những từ khó: rợp, lững thững, lừng lựng,...

- Chú ý ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ