I. Từ chỉ sự vật
Những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối, thời gian.. được gọi là từ chỉ sự vật.
Ví dụ: học sinh, giáo viên, con mèo, đồng hồ, cây cau,…
- Những từ trả lời cho câu hỏi Ai? Là từ chỉ người.
=> Ví dụ: bộ đội, công an, ông, bà, bố, mẹ,…
- Những từ trả lời cho câu hỏi Con gì? là từ chỉ con vật.
=> Ví dụ: con mèo, con gà, con chuột,…
- Những từ trả lời cho câu hỏi Cái gì? là từ chỉ đồ vật
=> Ví dụ: cái quạt, cái chổi, cái khăn mặt,…
- Những từ trả lời cho câu hỏi Cây gì? là từ chỉ cây cối.
=> Ví dụ: cây cau, cây lúa, cây táo,…
- Những từ trả lời cho câu hỏi khi nào? Lúc nào? Là từ chỉ thời gian
=> Ví dụ: mùa hè, buổi tối, mùa đông, ban ngày, sáng sớm,…
II. Dấu phẩy
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu.
Ví dụ:
- Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê, gấu bông, thỏ bông.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại đồ chơi.
- Các bạn học sinh nhảy dây, đá cầu, kéo co trên sân trường.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các hoạt động của học sinh.
Lưu ý:
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.
- Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.