Bài 2: Nhìn viết: Ông tôi

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Nhìn viết: Ông tôi

Ông tôi

            Ông tôi đã già, thế mà không một ngày nào ông quên ra vườn . Tôi vẫn thường tha thẩn theo ông, khi xới đất, lúc tưới nước giúp ông. Tôi thầm mong sao cho ông tôi đừng già thêm nữa.

Phong Thu

Lưu ý: Biết cách trình bày một đoạn văn. Lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Viết hoa chữ cái đầu đoạn văn.

Chú ý viết một số từ khó: đã, quên, vẫn, nước, sao, già, giúp,…

II. Phân biệt ng và ngh

1. Quy tắc

- ngh + e, ê, i

- ng: a, o, ô, ơ, u, ư

2. Ví dụ

- ng: ngày ngày, ngõ nhỏ, ngỗ ngược, bắp ngô, ngây ngô, ngơ ngác, ngu ngốc, ngủ, ngoại ngữ, cá ngừ,…

- ngh: nghe lời, củ nghệ, con nghé, nghèo khổ, nghỉ hè, nghề nghiệp, …

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: nghĩ ngợi, nghi ngờ, nghỉ ngơi, …

III. Phân biệt iu và ưu

- Tiếng có chứa vần iu: dịu dàng, bận bịu, líu lo, bé xíu, nhíu mày, tíu tít, phụng phịu, ôi thiu, chắt chiu, hiu hắt, địu con, chịu đựng, trĩu cành, ríu rít, tíu tít, ôi thiu, ...

- Tiếng có chứa vần ưu: lưu trữ, cưu mang, cấp cứu, mưu trí, nghỉ hưu, bưu thiếp, quả lựu, lựu đạn, tựu trường, bưu điện, mưu kế, ....

IV. Phân biệt g và r

- g: gà, gáo, gỗ, gỡ, gõ cửa, gầm gừ, gọng vó, gạo, gan, gông, gừng, găng tay, ...

- r: rà soát, ráo nước, mặt rỗ, rực rỡ, rõ ràng, rì rầm, rạo rực, khu rừng, cái răng, ...

- Những từ khó: gỡ rối, gà ri, gà rán, ....