I. Hướng dẫn nói và đáp lời an ủi
- Chúng ta thường nói lời an ủi khi chứng kiến ai đó có đang rơi vào trạng thái cảm xúc buồn bã, không vui vì trải qua một chuyện gì đó.
- Khi nói lời khen ngợi chúng ta cần nói với thái độ chân thành, nhẹ nhàng thể hiện sự chở che, vỗ về và muốn đối phương vơi bớt nỗi buồn.
- Khi đáp lời an ủi cần thể hiện sự cảm động gì có người đã quan tâm tới cảm xúc của mình.
II. Tình huống nói và đáp lời an ủi
1. Tình huống 1:
Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp.
- Em: Bạn đừng lo lắng quá! Sẽ có người tốt nhặt được và trả lại bạn thôi!
- Bạn: Ừm, mình cũng hy vọng như vậy.
2. Tình huống 2:
Cây hoa giấy bà em trồng bị chết.
- Em: Bà ơi, bà đừng buồn nhé! Bà cháu mình hãy trồng cây hoa giấy mới! Cháu sẽ chăm sóc thật cẩn thận!
- Bà: Cảm ơn cháu. Cháu của bà ngoan quá!
3. Tình huống 3
Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.
- Em: Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nhé! Con sẽ giúp mẹ chăm sóc chú lợn để chú ta chóng khỏi.
- Mẹ: Cảm ơn con. Con của mẹ ngoan quá!
III. Hướng dẫn nói và đáp lời mời
- Chúng ta thường nói lời mời khi muốn mời người khác làm một việc gì đó (ăn uống, tới nhà chơi,...) bằng thái độ lịch sự, kính trọng.
- Người ta thường dùng lời mời để thể hiện thái độ kính trọng với người lớn hoặc thái độ tôn trọng với những người xung quanh.
- Khi nói lời mời cần nói bằng thái độ chân thành, niềm nở, thể hiện tình cảm yêu mến của bản thân với người được mời.
- Khi đáp lời mời cần đáp bằng thái độ chân thành, lịch sự, yêu mến.
IV. Tình huống nói và đáp lời mời
Tình huống: Minh mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen
* Lời mời:
- Cháu mời bà, con mời mẹ ăn chè sen ạ!
- Cháu mời bà, con mời mẹ thưởng thứ=c món chè sen ạ!
* Lời đáp:
- Bà cảm ơn nhé! Chè sen mẹ cháu nấu ngon lắm!
- Mẹ cảm ơn con trai nhé!