Bài 4: Nghe viết: Bà tôi

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Nghe viết: Bà tôi

Bà tôi

        Tối nào, bà cũng kể chuyện cho tôi nghe. Giọng bà ấm áp đưa tôi vào giấc ngủ. Trong lúc mơ màng, tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng.

Lưu ý: Cách trình bày một đoạn văn, thụt vào đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn đó. Kết thúc đoạn văn phải có dấu chấm. Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa. Chữ cái đầu tên bài phải viết hoa.

- Các dấu câu có trong đoạn văn: dấu chấm (3), dấu phẩy (2)

- Các chữ dễ viết sai chính tả: nào, kể chuyện, giọng, ấm áp, giấc ngủ, mơ màng, ram ráp, xoa, lưng,….

II. Ôn tập sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái

Số thứ tự

Chữ cái

Tên chữ cái

1

a

a

2

ă

á

3

â

4

b

5

c

6

d

7

đ

đê

8

e

e

9

ê

ê

10

g

giê

11

h

hát

12

i

i

13

k

ca

14

l

e-lờ

15

m

em-mờ

16

n

en-nờ

17

o

o

18

ô

ô

19

ơ

ơ

20

p

21

q

quy

22

r

e-rờ

23

s

ét-sì

24

t

25

u

u

26

ư

ư

27

v

28

x

ích-xì

29

y

i dài

Ví dụ:

Xếp các tên riêng sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái:

Hùng, Cảnh, Hà, Lê, Thanh, Phong, Yến, Ánh, Mai.

Phương pháp:

Em nhớ lại thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt rồi sắp xếp lại theo đúng thứ tự.

Lời giải chi tiết:

Xếp các tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái như sau: Ánh, Cảnh, Hà, Hùng, Lê, Mai, Phong, Thanh, Yến

III. Phân biệt l và n

- l: nấp, lo lắng, lung linh, lí lắc, lật mở, làm việc, quả lê, lễ phép, lí luận, lưng chừng, mệt lử, loang lổ, lỗ hổng, lữ khách, quả lựu, lòng dạ, ..

- n: nụ hồng, nở hoa, no nê, ánh nắng, nung nấu, ninh xương, vụ nổ, nam nữ, nắn nót…

- Một số trường hợp dễ nhầm: nồi lẩu,…

IV. Phân biệt uôn và uông

- uôn: buồn bã, muôn vàn, luôn luôn, khuôn mẫu, suôn mượt, …

- uông: vuông vắn, cái chuông, buông bỏ, tuồng chèo, buồng ngủ, buồng chuối, buồng cau, muông thú,….