ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung chính của thuyết tiến hóa của Đacuyn và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Hiểu được nội dung của sự phát sinh phát triển của sự sống trên trái đất.
- Biết vận dụng lí thuyết để giải thích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài mới.
- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung của phần sinh thái học từ mức độ sinh thái cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: toàn bộ nội dung kiến thức của phần Tiến hóa và Sinh thái học.
3. Thái độ:
- Giúp HS biết vận dụng lí thuyết để giải thích và giải quyết vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Ôn tập củng cố.
III. Phương tiện dạy học:
- Sơ đồ khái niệm phần Tiến hóa và phần Sinh thái học.
- Phiếu bài tập.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá:
2. Kết nối:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ôn thi |
GV: Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ. GV: Nhận xét, bổ sung |
HS: Quan sát và vận dụng để tự tóm tắt các kiến thức đã học → lên bảng trình bày |
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC. I. Phần tiến hóa 1. Bằng chứng tiến hóa - Bằng chứng giải phẫu so sánh - Bằng tế bào học và sinh học phân tử 2. Cơ chế tiến hóa - Học thuyết Đac Uyn - Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại + Tiến hóa nhỏ + Tiến hóa lớn 3. Sự phát sinh phát triển sự sống trên trái đất. - Các giai đoạn tiến hóa của sự sống - Sinh giới qua các đại địa chất - Sự phát sinh loài người II. Phần sinh thái: 1. Sinh thái học cá thể, quần thể - KN môi trường, các loại môi trường - KN nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái - KN quần thể - Các đặc trưng cơ bản của quần thể - Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 2. Quần xã sinh vật - KN quần xã - Các đặc trưng cơ bản của quần xã - Diễn thế sinh thái 3. Hệ sinh thái, Sinh quyển và Bảo vệ môi trường - KN hệ sinh thái, sinh quyển - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất - Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái - Chu trình sinh địa hóa - Sử dụng bề vững tài nghuyên thiên nhiên |
ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Củng cố, bổ sung toàn bộ kiến thức về Tiến hóa và Sinh thái học
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm Tiến hóa và Sinh thái học.
2. Kĩ năng :
- Rèn KN phân tích, tổng hợp thông tin trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần Cơ chế tiến hóa
- Rèn luyện cho hs kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra học kì.
3. Thái độ :
- Hs nhận thức đúng về việc ôn tập và có ý thức đúng đắn trong việc ôn tập kiến thức
II. Chuẩn bị :
- Gv : phiếu bài tập.
- Hs : ôn tập kiến thức đã học.
III. Tiến trình ôn tập :
1. Ôn định tổ chức:
2. Bài ôn tập:
Hoạt động của Gv |
Hoạt động của Hs |
Nội dung ôn thi |
GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập. GV: Đưa ra đáp án đúng, giải thích đáp án. |
HS: vận dụng kiến thức đã ôn tập để làm các bài tập → trình bày trên bảng . HS: nhận xét, bổ sung. HS: Chữa bài |
BÀI TẬP VẬN DỤNG |
ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung kiến thức của phần tiến hóa.
- Hiểu được nội dung học thuyết tiến hóa của Đacuyn.
- Hiểu được nội dung học thuyết tiến hóa tổng hợp cùng với các cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài mới.
- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung của phần sinh thái học từ mức độ sinh thái cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: toàn bộ nội dung kiến thức của phần tiến hóa và sinh thái đã học.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giúp HS biết vận dụng lí thuyết để giảithích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
II. Phương pháp dạy học:
- Ôn tập củng cố.
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Sơ đồ khái niệm phần Tiến hóa.
- Phiếu học tập.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Khám phá:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
2. Kết nối
3. Thực hành / Luyện tập:
- Nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm.
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS về nhà tích cực ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II.
V. Rút kinh nghiệm: