Tiết 45. Bài 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượngcá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Nêu được cách điều chỉnh số lượng cá thể.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, các nguyên nhân gây nên biến động số lượngcá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự
điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
3. Thái độ:
- GD HS biết vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to các hình 39.1 – 39.3 SGK.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá:(7p)
*Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của QT khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
- Hậu quả của tăng dân số là gì? Cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?
2. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến động số lượng cá thể. GV: Biến động theo chu kì là gì? Ví dụ. - Vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau? HS: Nghiên cứ thông tin SGK và quan sát hình 39.2 SGK để trả lời. GV: Nhận xét về sự biến động số lượng cá thể thỏ ở Ôxtrâylia? Thế nào biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? HS: Nghiên Cứu thông tin SGK và hình 39.2 để trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. GV: Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kì và không theo chu kì trong các ví dụ đã nêu ở phần I theo gợi ý ở bảng 39? HS: Nghiên cứu thông tin trang 171, 172 để hoàn thành nội dung cần trả lời trong bảng 39 GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể theo cơ chế nào? HS: Nghiên cứu thông tin SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nào? Các nhân tố vô sinh, hữu sinh ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần thể? Cho ví dụ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. |
I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể 1. Biến động theo chu kì: - Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. VD: + Vào tuần trăng cua thiếu thức ăn nên sinh sản kém vì vậy giảm số lượng + Ở Việt Nam Ruồi muỗi phát triển từ tháng 3- tháng 6. Ếch nhái thì phát triển vào mùa mưa(tháng 6- tháng 10) + Cá cơm vùng biển Pêru có chu kì biến động là 7 năm khi có dòng nước nóng Ninô chảy về làm nhiệt độ nước tăng 50C, nồng độ muối thay đổi, làm cá cơm chết hàng loạt 2. Biến động không theo chu kì. - Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh… - VD: + Rừng tràm U Minh thượng(Ca mau) bị cháy vào tháng 3 năm 2002 làm chết hàng loạt động vật và thực vật. + Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có nhiệt độ xuống dưới 80C. +Rét đậm vào tháng giêng năm 2008, làm chết nhiều trâu bò và các động vật khác II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ. 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể. a. Do thay đổi của các nhân tố vô sinh. - Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể. - Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp…. b. Do thay đổi của các nhân tố hữu sinh. - Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối(phụ thuộc )bởi mật độ cá thể của quần thể. - Sự cạnh tranh giữa các cá thểcùng một đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản và mức độ tử vong , sự phát tán của các cá thể…ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trng quần thể. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. - Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù…mức sinh sản tăng, mức tử vong giảm, nhập cư tăng => Số lượng cá thể của quần thể tăng lên. - Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, nguồn sống trong môi trường trở lên thiếu hụt, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm mức độ tử vong tăng và mức sinh sản giảm, xuất cư tăng => Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi. 3. Trạng thái cân bằng: - Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể. - Quần thể câng bằng khi số lượng cá thể ổn định và phù hợp với cung cấp nguồn sống của môi trường. - Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần thể: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh |
3. Thực hành / Luyện tập:(5p)
- Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng?
4. Vận dụng:(3p)
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc trước bài 40.
V. Rút kinh nghiệm: