Tiết 2 - Bài 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ chế phiên mã.
- Mô tả được quá trình tổng hợp prôteein.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: cấu trúc và chức năng của các loại ARN, cơ chế phiên mã và quá trình dịch mã.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn gen, bảo vệ và chăm sóc động - thực vật quý hiếm.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Hình 2.1, 2.2, 2.3 2.4. SGK.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Khám phá:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Khái niệm gen, mã di truyền, đặc điểm chung của mã di truyền ?
- Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN ?
2. Kết nối:
Hoạt động GV – HS |
Nội dung |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình phiên mã. GV: Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN ? HS : Nghiên cứu thông tin SGK trang 11 và thảo luận, trả lời được ở mỗi loại ARN : -Cấu trúc -Chức năng. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Phiên mã là gì ?Quá trình phiên mã xảy ra ở đâu ? + Giai đoạn 1 có enzim nào tham gia? Vị trí tiếp xúc của enzim vào gen? Mạch nào làm khuôn tổng hợp ARN? + Trong giai đoạn kéo dài, enzim di chuyển theo chiều nào? Sự hoạt động của mạch khuôn và sự tạo thành mạch mới? Nguyên tắc nào chi phối? + Khi nào thì quá trình phiên mã được dừng? HS:Nghiên cứu SGK trang 13 trả lời câu hỏi. GV: Lưu ý: + Ở TB nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein + Còn ở TB nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxôn và các intron. Các intron được loại bỏ để tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các êxôn tham gia quá trình dịch mã. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế dịch mã. GV nêu vấn đề : Dịch mã nghĩa là như thế nào ? HS: Nêu khái niệm về dịch mã. GV: Yêu cầu hS quan sát hình 2.3, mô tả các giai đoạn của quá trình dịch mã. HS: Nghiên cứu hình 2.3 và thông tin sgk trang 12,13, nêu được 2 giai đoạn: - Hoạt hóa axit amin. - Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. GV bổ sung: - Trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động gọi là pôliri bôxôm. - Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự hủy. Các ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia tổng hợp bất cứ loại protein nào. |
I. PHIÊN MÃ. 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN. * ARN thông tin(mARN) - Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. - Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã. * ARN vận chuyển(tARN) - Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu. - Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền. * ARN ribôxôm( rARN) - Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ. - Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm. 2. Cơ chế phiên mã. a. Khái niệm. - Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. - Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn. b. Cơ chế phiên mã -Tháo xoắn ADN : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ -> 5’. -Tổng hợp ARN: + Enzim ARN pôlimeraza trượt dọcmạch mã gốc 3’-5’ và tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A, X-G) cho đến khi gặp tính hiệu kết thúc. - Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’-3’ được giải phóng. * Lưu ý: ở TB nhân thực sau phiên mã mARN sơ khai được cắt bỏ các đoạn intron (vô nghĩa), và nối các đoạn êxon (có nghĩa) lại với nhau. II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ. - Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtein. - Nơi diễn ra: ở tế bào chất. 2. Diễn biến của cơ chế dịch mã. a. Hoạt hóa aa. b. Tổng hợpchuỗi pôlipeptit. - Mở đầu (hình 2.3a ) - Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit (hình 2.3b) - Kết thúc (Hình 2.3c ) * Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền: |
3. Thực hành/ Luyện tập: (5p)
- GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập sau:
Một đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:
3’ XGA GAA TTT XGA 5’
5’ GXTXTT AAA GXT 3’
Hãy xác định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên.
4. Vận dụng:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 3
V. Rút kinh nghiệm: