Giáo án Sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần di truyền học mới nhất

Tiết 26 - Bài 23. ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm cơ bản trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào, cơ thể cũng như quần thể.

- Biết cách hệ thống hóa kiến thức thông qua xây dựng các bản đồ khái niệm.

- Thiết lập các mối liên hệ giữa kiến thức của các phần đã học.

- Làm được một số bài tập trắc nghiệm.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về:

các khái niệm cơ bản trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào, cơ thể cũng như quần thể; xây dựng các bản đồ khái niệm.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập bộ môn, say mê yêu thích bộ môn.

II. Phương pháp dạy học:

- Ôn tập củng cố.

- Bài tập củng cố.

III. Phương tiện dạy học:

- Phiếu học tập.

- Phiếu bài tập

IV. Tiến trình dạy học:

1.Khám phá:

2.Kết nối:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành nội dung 1 phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Quy luật di truyền

Nội dung

Cơ sở tế bào học

ĐK nghiệm đúng

Ý nghĩa

Phân li

       

Phân li độc lập

       

Tác động bổ sung

       

Tác động cộng gộp

       

Tác động đa hiệu

       

Liên kết gen

       

Hoán vị gen

       

Di truyền giới tính

       

DT liên kết giới tính

       

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Hãy điền các chú thích phù hợp vào bên cạnh các mũi tên trong sơ đồ minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:

Ảnh đính kèm

=> Đáp áp: (1) Phiên mã, (2) Dịch mã, (3) Biểu hiện, (4) Tự sao.

2. Vẽ bản đồ khái niệm với: gen, nguyên tắc bán bảo toàn, nguyên tắc bổ sung, tự nhân đôi.

Ảnh đính kèm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Hãy đánh dấu + (nếu cho là đúng) vào bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối

Đặc điểm

Tự phối

Ngẫu phối

Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ

+

 

Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

 

+

Tần số alen không đổi qua các thế hệ

 

+

Có cấu trúc di truyền: p2AA : 2pqAa : q2aa

 

+

Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ

+

 

Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp

+

+

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Đối tượng

Nguồn vật liệu

Phương pháp

Vi sinh vật

Đột biến

Gây đột biến nhân tạo

Thực vật

Đột biến, biến dị tổ hợp

Gây đột biến, lai tạo

Động vật

Biến dị tổ hợp (chủ yếu)

Lai tạo

3. Thực hành/ Luyện tập:

- Biến dị tổ hợp xuất hiện bằng những cơ chế nào? Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST?

- Tại sao người ta không tìm thấy dạng đột biến dị bội thể các cặp NST số 1, 2 ở người?

4. Vận dụng:

   - GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập trắc nghiệm.

V. Rút kinh nghiệm:

- Học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, tự làm bài tập và trả lời các câu hỏi SGK.

- Ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra học kì I.