Tiết 22 - Bài 19. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.
- Nêu được một số thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào.
- Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở động vật.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: phương pháp tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
3. Thái độ:
- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động-thực vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học.
- Củng cố niềm tin vào khoa học.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Hình 19-SGK
IV. Tiến trình dạy học:
1.Khám phá: 2p
Ở chương I các em đã biết khái niệm và cơ chế đột biến. Vậy các nhà khoa học đã ứng dụng phương phápgây đột biến vào công tác tạo giống như thế nào và đã đạt được những thành tựu gì? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
2. Kết nối:
Hoạt động GV - HS |
Nội dung |
* Hoạt động1: Khái niệm về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. GV: Hãy phân tích lí do của việc gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống? Gây đột biến để tạo giống mới dựa trên cơ sở nào? Có ý nghĩa gì? Qui trình tạo giống mới bằng gây đột biến gồm mấy bước ? HS: Nnghiên cứu thông tin SGK trang 79 trả lời câu hỏi. GV:Để gây đột biến ở thực vật bằng tác nhân vật lí, người ta tiến hành như thế nào? - Các tác nhân hóa học gây đột biến gen và đột biến cấu trúc NST theo cơ chế nào ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung về những thành tựu ở Việt Nam. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về tạo giống bằng công nghệ tế bào. GV: Công nghệ tế bào là gì ? + Tại sao ở mỗi giao tử đều có số lượng là n, nhưng lại không giống nhau về KG ? HS: Trả lời, lớp nhận xét -> GV đánh giá hoàn chỉnh kiến thức. GV: Phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu như thế nào ? + Tại sao phải bóc thành xenlulôzơ của tế bào? Có mấy cách để thực hiện điều này? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 80 trả lời câu hỏi -> lớp nhận xét, bổ sung. GV : giới thiệu : Công nghệ cấy truyền phôi (hợp tử) nhằm tạo ra nhiều cá thể con giống có phẩm chất giống nhau từ một hợp tử ban đầu. Làm thế nào để đạt được mục đích trên đây ? Bản chất di truyền của việc nhân dòng vật nuôi này dựa trên cơ sở nào? HS: trả lời -> GV hoàn thiện kiến thức. GV hỏi tiếp: Trong phương pháp cấy truyền phôi người ta còn sử dụng những kĩ thuật nào? GV yêu cầu HS: Hãy trình bày các bước cần tiến hành của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật để tạo thành công cừu Đôly? HS: nghiên cứu thông tin SGK trình bày các bước. GV: hỏi tiếp: Thành công này đã mở ra cho công tác chọn tạo giống động vật khả năng gì? HS: trả lời -> GV bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. |
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. 1. Quy trình: - Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. - Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. - Tạo dòng thuần chủng. 2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam. - Tạo được nhiều chủng VSV, nhiều giống lúa, đậu tương… có nhiều đặc tính quý. - Sử dụng Cônsixin tạo được dâu tằm tứ bội 4n. - Xử lí NMU/Táo Gia Lộc => Táo má hồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, 02 vụ/năm. - Sản xuất penicilin, vacxin... II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO. 1. Công nghệ tế bào thực vật. - Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm => cây mới: Nhân nhanhcác giống cây quý, tạo sự đồng nhất kiểu gen của quần thể cây trồng. -Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp hai tế bào trần) => tạo giống lai khác loài ở thực vật. - Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm => cây đơn bội (n) => cây lưỡng bội (2n). 2. Công nghệ tế bào động vật. a. Nhân bản vô tính động vật - Tách nhân TB của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào Trứng đã hủy nhân => TB chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản => Nuôi TB chuyển nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi => Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang thai, sinh sản bình thường. - Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý. b. Cấy truyền phôi - Phôi được tách thành nhiều phôi => tử cung các vật cái giống => mỗi phôi sẽ phát triển thành một cơ thể mới. |
3. Thực hành/ Luyện tập: 5p
- Hãy phân tích lí do của việc gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống ?
- Tác nhân, hậu quả và mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi, cây trồng là gì ?
- Hãy phân biệt các phương pháp chọn giống thực vật bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào?
- So sánh 2 phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật.
4. Vận dụng: 3p
- Ôn tập trả lời các câu hỏi ở cuối bài trang 82 SGK.
- Đọc bài tạo giống thực vật bằng công nghệ gen
V. Rút kinh nghiệm: