Giáo án Sinh học 12 bài 9: Qui luật Menđen: Qui luật phân li độc lập mới nhất

Tiết 10 - Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Giải thích được tại sao Menden lại suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.

- Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên các kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden .

3. Thái độ:

- Sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

II. Phương pháp dạy học:

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

- Hình vẽ SGK.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Khám phá: (7p)

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

- Bài tập trong phiếu bài tập về nhà.

2. Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen.

GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung thí nghiệm của Menđen trong SGK trang 38.

Từ tỉ lệ kiểu hình thu được của mỗi cặp tính trạng ở F2 cho phép chúng ta rút ra kết luận gì?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK mục I trang 38, phân tích kết quả TN để trả lời câu hỏi.

GV:Như vậy kết quả TN của Men đen cho thấy điều gì? Hay nói khác đi nội dung qui luật phân li độc lập của Men đen là gì?

HS:Đọc nội dung qui luật SGK trang 38.

* Hoạt động 2: Viết sơ đồ lai từ P => F2:

GV:Hãy viết sơ đồ lai cho thí nghiệm lai 2 tính trạng của Men Đen.

HS: Viết sơ đồ theo nội dung SGk trang 38.

GV: Nhận xét đánh giá, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ.

I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG.

1. Thí nghiệm:

* Lai thuận và lai nghịch cho kết quả như nhau:

Ảnh đính kèm

2. Nhận xét:

- F2 xuất hiện 2 tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ( vàng nhăn và xanh trơn).

- Xét riêng từng cặp tính trạng( màu sắc, vỏ hạt) đều có tỉ lệ 3:1 =>tỉ lệ 9: 3:3 :1 = (3:1)x(3:1).

- Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong qua trình hình thành giao tử.( Nội dung định luật phân li độc lập )

3. Sơ đồ của pháp lai :

Ảnh đính kèm

3. Thực hành/ Luyện tập:(10p)

- GV : hướng dẫn HS làm phiếu bài tập .

4. Vận dụng: (3p)

- Học bài trả lời câu hỏi SGK

- Ôn tập các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.

Tiết 11 – Bài 9 . QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP (tiết 2)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

3. Thái độ:

- Sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

II. Phương pháp dạy học:

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

- Bảng 9-SGK

- Phiếu bài tập.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Khám phá: (5p)

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

- Nội dung của qui luật phân li? Sơ đồ lai hai cặp tính trạng?

2. Kết nối:

Hoạt động GV – HS

Nội dung

* Hoạt động 1: Cơ sở tế bào học qui luật phân li độc lập của Menđen.

GV thông báo: Trong TN trên, Menđen đã ngẫu nhiên chọn đúng 2 cặp TT qui định bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, do đó mà 2 cặp TT đó đã di truyền độc lập.

GV: Yêu cầu HS phân tích hình 9 trang 39 SGK thông qua hệ thống câu hỏi: Có nhận xét gì về sự tương ứng giữa kiểu gen và kiểu hình ở F2?

HS: Phân tích sơ đồ kết hợp nghiên cứu thông tin SGK trang 48 trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức hoặc giải thích thêm.

GV: Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập là gì?

HS: Phát biểu ý kiến -> lớp nhận xét bổ sung.

GV: Đánh giá, chính xác hóa kiến thức.

* Hoạt động 2 :Ý nghĩa của các qui luật Men đen.

GV: Các quy luật của Menđen có ý nghĩa gì ?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời lệnh SGK mục III. Trang 40 và xây dựng công thức tổng quát.

HS : Thảo luận nhanh và điền thông tinh vào bảng 9, phát biểu công thức tổng quát.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC.

- Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập khi giảm phân:

+ Các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử độc lập=> sự phân li độc lập của các alen

+ Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau=> 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau( 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab ).

- Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh => Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau ( Biến dị tổ hợp )

* Điều kiện nghiệm đúng:

- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

- Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

- Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng

- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

III. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUI LUẬT MEN ĐEN.

1. Ý nghĩa lí luận:

- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa, đa dạng phong phú sinh giới.

- Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi.

2. Ý nghĩa thực tiễn

- Dự đoán đc tỉ lệ phân li KH ở đời sau.

- Giúp con người tìm ra những tính trạng cho mình, lai giống, tạo giống mới có NS cao.

* Công thức tổng quát:

- Với n là số cặp gen dị hợp.

- Số loại giao tử F1: 2n

- Số loại kiểu gen: 3n

- Số loại kiểu hình ở F2: 2n

- Tỉ lệ phân li kiểu gen F2: (1+2+1)n

- Tỉ lệ phân li kiểu hình F2: (3+1)n

3. Thực hành/ Luyện tập: (12p)

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài qua việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bản chất của qui luật phân li độc lập?

+ Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập?

- Phiếu bài tập.

4. Vận dụng: (3p)

- Học bài trả lời câu hỏi SGK

- Ôn tập các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.